Trắc nghiệm sinh học 7 bài 35: Ếch đồng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 35: Ếch đồng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Động vật biến nhiệt là:
- A. Loài có nhiệt độ cơ thể không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường
- B. Là loài có nhiệt độ cơ thể ổn định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường
- C. Là loài có thể tự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo ý muốn
- D. Là loài làm biến đổi nhiệt độ của môi trường
Câu 2: Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch?
- A. Do ếch trú đông
- B. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn
- C. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh
- D. Cả ba nguyên nhân trên
Câu 3: Lưỡng cư sống ở
- A. Trên cạn
- B. Dưới nước
- C. Trong cơ thể động vật khác
- D. Vừa ở cạn, vừa ở nước
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?
- A. Là động vật biến nhiệt.
- B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.
- C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.
- D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, …
Câu 5: Tập tính nào KHÔNG có ở ếch
- A. Trú đông
- B. Ở nhờ
- C. Ghép đôi
- D. Kiếm ăn vào ban đêm
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
- A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
- B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
- D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây giúp ếch sống được trên cạn
- A. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu
- B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng
- C. Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt
- D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?
- A. Phát triển không qua biến thái.
- B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.
- C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.
- D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.
Câu 9: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước?
- A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.
- B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
- C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Vai trò của các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) của ếch là
- A. Giúp hô hấp trong nước dễ dàng
- B. Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát
- C. Giảm sức cản của nước khi bơi
- D. Tạo thành chân bơi để đẩy nước
Câu 11: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng?
- A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
- C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 12: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra
- A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành
- B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành
- C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng
- D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc
Câu 13: Ở ếch đồng, loại xương nào sau đây bị tiêu giảm?
- A. Xương sườn.
- B. Xương đòn.
- C. Xương chậu.
- D. Xương mỏ ác.
Câu 14: Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ
- A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống.
- B. Sự nâng hạ của thềm miệng.
- C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành.
- D. Sự vận động của các cơ chi trước.
Câu 15: Ở não của ếch đồng, bộ phận nào kém phát triển nhất?
- A. Não trước.
- B. Thuỳ thị giác.
- C. Tiểu não.
- D. Thuỳ thị giác.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
- A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
- B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
- D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
Câu 17: Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
- A. Giúp chúng dễ săn mồi.
- B. Giúp lẩn trốn kể thù.
- C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
- D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Câu 18: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn?
- A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng.
- B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng.
- C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón.
- D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 15: Giun đất
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 22: Tôm sông
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 7: Sự tiến hóa của động vật
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu