Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P2)

7 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ ?

  • A. Ống thận.
  • B. Ống góp.
  • C. Nang cầu thận.
  • D. Cầu thận.

Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

  • A. hạch thần kinh.
  • B. dây thần kinh.
  • C. cúc xináp.
  • D. nơron.

Câu 3: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì ?

  • A. Dự trữ đường.
  • B. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
  • C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài.
  • D. Cách nhiệt.

Câu 4: Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn ?

  • A. Tuyến nước bọt.
  • B. Tuyến sữa.
  • C. Tuyến giáp.
  • D. Tuyến mồ hôi.

Câu 5: Bệnh nào dưới đây lây lan qua đường tình dục ?

  • A. Viêm gan B.
  • B. Giang mai.
  • C. Lậu.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 6: Trong cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào nằm tách biệt với các bộ phận còn lại ?

  • A. Tử cung.
  • B. Âm đạo.
  • C. Âm vật.
  • D. Ống dẫn trứng.

Câu 7: Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hoá ?

  • A. Vitamin K và vitamin A.
  • B. Vitamin C và vitamin E.
  • C. Vitamin A và vitamin D.
  • D. Vitamin B1 và vitamin D.

Câu 8: Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?

  • A. Xương bàn đạp.
  • B. Xương đe.
  • C. Xương búa.
  • D. Xương đòn.

Câu 9: Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

  • A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không.
  • B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại.
  • C. Tất cả các chi đều co.
  • D. Tất cả các chi đều không co.

Câu 10: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

  • A. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
  • B. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
  • C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
  • D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu 11: Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

  • A. 1, 4.
  • B. 2, 4.
  • C. 1, 3.
  • D. 2, 3.

Câu 12: Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại ?

  • A. Phiên dịch viên.
  • B. Nhân viên văn phòng.
  • C. Vận động viên đấm bốc.
  • D. Lễ tân.

Câu 13: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào ?

  • A. Tuyến nhờn.
  • B. Lông và bao lông.
  • C. Tuyến mồ hôi.
  • D. Tầng tế bào sống.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ?

  • A. Uống nhiều nước.
  • B. Nhịn tiểu.
  • C. Đi chân đất.
  • D. Không mắc màn khi ngủ.

Câu 15: Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống ?

  • A. Não trung gian.
  • B. Não giữa.
  • C. Cầu não.
  • D. Hành não.

Câu 16: Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng thường có 1 trứng chín và rụng theo chu kì

  • A. 28 – 32 ngày.
  • B. 20 – 25 ngày.
  • C. 32 – 35 ngày.
  • D. 35 – 40 ngày.

Câu 17: Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm ?

  • A. Dứa gai.
  • B. Trứng gà.
  • C. Bánh đa.
  • D. Cải ngọt.

Câu 18: Khi tác động lên buồng trứng, FSH có vai trò gì ?

  • A. Kích thích tiết testôstêrôn.
  • B. Kích thích bao noãn phát và tiết ơstrôgen.
  • C. Kích thích quá trình sinh tinh.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 19: Vùng thị giác nằm ở thùy nào của vỏ não ?

  • A. Thùy chẩm.
  • B. Thùy thái dương.
  • C. Thùy đỉnh.
  • D. Thùy trán.

Câu 20: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?

  • A. Môi tím tái khi trời rét.
  • B. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần.
  • C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc.
  • D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu.

Câu 21: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?

  • A. Bài tiết nước tiểu.
  • B. Lọc máu.
  • C. Hấp thụ và bài tiết tiếp.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 22: Hoocmôn điều hoà sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây ?

  • A. Tuyến tùng.
  • B. Tuyến tuỵ.
  • C. Tuyến trên thận.
  • D. Tuyến giáp.

Câu 23: Tác dụng sinh lý nào dưới đây thuộc về phân hệ đối giao cảm ?

  • A. Dãn đồng tử.
  • B. Dãn mạch máu đến cơ.
  • C. Dãn mạch máu ruột.
  • D. Dãn cơ bóng đái.

Câu 24: Để giảm nguy cơ lây nhiễm sang con thì phụ nữ nhiễm HIV không nên thực hiện điều nào sau đây ?

  • A. Trò chuyện cùng con.
  • B. Cho con bú sữa mẹ.
  • C. Ngủ cùng con.
  • D. Thơm má con.

Câu 25: Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da ?

  • A. Tả.
  • B. Sốt xuất huyết.
  • C. Hắc lào.
  • D. Thương hàn.

Câu 26: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây ?

  • A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật.
  • B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng.
  • C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật.
  • D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật.

Câu 27: Tuyến nội tiết nào dưới đây chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên ?

  • A. Tuyến trên thận.
  • B. Tuyến sinh dục.
  • C. Tuyến giáp.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 28: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?

  • A. 1,5 lít.
  • B. 2 lít.
  • C. 1 lít.
  • D. 0,5 lít.

Câu 29: Ở mắt người, điểm mù là nơi

  • A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
  • B. nơi tập trung tế bào nón.
  • C. nơi tập trung tế bào que.
  • D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 30: Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ?

  • A. Người cao tuổi.
  • B. Thanh niên.
  • C. Trẻ sơ sinh.
  • D. Trẻ vị thành niên.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội