Trắc nghiệm sinh học 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
- A. AA và aa
B. Aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa và aa
Câu 2: Thế nào là lai một cặp tính trạng?
- A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
- B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
- C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản
- D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng
Câu 3: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:
A. Quy luật đồng tính
B. Quy luật phân li
- C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li
D. Quy luật phân li độc lập
Câu 4: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:
A. F
phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn B. F
phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn - C. F
đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F$_{2}$ phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn D. F
phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn
Câu 5: Tại sao Menđen lại chọn các căp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
- A. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng
B. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng
C. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao
D. Cả B và C
Câu 6: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?
- A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Câu 7: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?
A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.
B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.
- C. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.
D. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.
Câu 8: Điều nào không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly?
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.
C. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
- D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
Câu 9: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
- D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
Câu 10: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là:
- A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chủ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ
B. F
có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn C. F
có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1 D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh