Trắc nghiệm sinh học 9 bài 49: Quần xã sinh vật

142 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 30: Di truyền học với con người. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Quần xã sinh vật là:

  • A. Tập hợp các sinh vật cùng loài

  • B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài

  • C. Tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài
  • D. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên

Câu 2: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

  • A. Có số cá thể cùng một loài

  • B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định

  • C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
  • D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 3: Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là:

  • A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật

  • B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
  • C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài

  • D. Gồm các sinh vật khác loài

Câu 4: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

  • A. Một khu rừng

  • B. Một hồ tự nhiên

  • C. Một đàn chuột đồng
  • D. Một ao cá

Câu 5: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

  • A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

  • B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
  • C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

  • D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 6: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  • A. Số lượng các loài trong quần xã

  • B. Thành phần loài trong quần xã

  • C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã

  • D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã

Câu 7: Trong quần xã loài ưu thế là loài:

  • A. Có số lượng ít nhất trong quần xã

  • B. Có số lượng nhiều trong quần xã

  • C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã

  • D. Có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 8: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là:

  • A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật

  • B. Diễn thế sinh thái
  • C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã

  • D. Cân bằng sinh thái

Câu 9: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  • A. Số lượng các loài trong quần xã.

  • B. Thành phần loài trong quần xã

  • C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã

  • D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã

Câu 10: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây:

  • A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung

  • B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung

  • C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung

  • D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều

Câu 11: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là

  • A. Độ đa dạng
  • B. Độ nhiều

  • C. Độ thường gặp

  • D. Độ tập trung

Câu 12: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là:

  • A. Độ đa dạng

  • B. Độ nhiều
  • C. Độ thường gặp

  • D. Độ tập trung

Câu 13: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:

  • A. Độ đa dạng

  • B. Độ nhiều

  • C. Độ thường gặp
  • D. Độ tập trung

Câu 14: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:

  • A. Sự cân bằng sinh học trong quần xã
  • B. Sự phát triển của quần xã

  • C. Sự giảm sút của quần xã

  • D. Sự bất biến của quần xã

Câu 15: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?

  • A. Khống chế sinh học
  • B. Cạnh tranh giữa các loài

  • C. Hỗ trợ giữa các loài

  • D. Hội sinh giữa các loài

Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 49 sinh 9: Quần xã sinh vật


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội