Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P3)

10 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dòng điện không đổi là:

  • A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
  • B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
  • C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
  • D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Câu 2: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây:

  • A. 30C
  • B. 20C
  • C. 10C
  • D. 40C

Câu 3: Một tụ điện có điện dung C, được mắc vào một hiệu điện thế U thì điện tích trên tụ điện là Q. Biểu thức liên hệ giữa chúng là:

  • A. C =
  • B. Q =
  • C. C =
  • D. Q =

Câu 4: Một mạch điện gồm điện trở thuần 10Ω mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 20V. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian 10s là:

  • A. 20J
  • B. 400J
  • C. 40J
  • D. 2000J

Câu 5: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

  • A. U = 18 (V).
  • B. U = 6 (V).
  • C. U = 12 (V).
  • D. U = 24 (V).

Câu 6: Một nguồn có E = 3V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là:

  • A. 2,25W
  • B. 3W
  • C. 3,5W
  • D. 4,5W

Câu 7: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho:

  • A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
  • B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
  • C. Khả năng thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện.
  • D. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu 8: Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

  • A. Không khí khô.
  • B. Nước tinh khiết.
  • C. Thủy tinh.
  • D. Kim loại.

Câu 9: Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích:

  • A. Để các thanh than nhiễm điện trái dấu.
  • B. Để các thanh than trao đổi điện tích.
  • C. Để dòng điện qua lớp tiếp xúc đốt nóng các đầu thanh than.
  • D. Để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.

Câu 10: Tìm câu sai

  • A. Khi nhiệt độ của kim loại không đổi dòng điện qua nó tuân theo định luật Ôm.
  • B. Kim loại dẫn điện tốt.
  • C. Điện trở suất của kim loại khá lớn.
  • D. Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất .

Câu 11: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích

  • A. tăng nếu hệ có các điện tích dương.
  • B. giảm nếu hệ có các điện tích âm.
  • C. tăng rồi sau đó giảm nếu hệ có hai loại điện tích trên.
  • D. là không đổi.

Câu 12: Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn. Trong khoảng thời gian 2,0s thì có điện lượng 8,0mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Giá trị của I bằng

  • A. 16A.
  • B. 4A.
  • C. 16 mA.
  • D. 4 mA.

Câu 13: Một quả cầu đang ở trạng thái trung hòa về điện, nếu quả cầu nhận thêm 50 êlectron thì điện tích của quả cầu bằng

  • A. 50 C.
  • B. -8.10-18C.
  • C. -50 C.
  • D. 8.10-18C.

Câu 14: Một điện tích điểm q = 3,2.10-19 C chuyển động hết một vòng có bán kính R = 10 cm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m thì công của lực điện trường tác dụng lên điện tích q bằng

  • A. 3,2.10-17J.
  • B. 6,4.10-17 J.
  • C. 6,4π.10-17 J.
  • D. 0 J.

Câu 15: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài chỉ có một biến trở R ( R có giá trị thay đổi được). Khi R = R1 = 1 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P1, khi R = R2 = 4 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P2. Biết P1 = P2. Giá trị của r bằng

  • A. 2,5 Ω.
  • B. 3,0 Ω.
  • C. 2,0 Ω.
  • D. 1,5 Ω.

Câu 16: Xét ba điểm theo thứ tự O, M, N nằm trên một đường thẳng trong không khí. Nếu đặt tại O một điện tích điểm Q thì cường độ điện trường của điện tích điểm đó tại M và N lần lượt là 9 V/m và 3 V/m. Nếu đặt điện tích Q tại M thì cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại N có giá trị gần nhất với giá trị

  • A. 4,1 V/m.
  • B. 6,1 V/m.
  • C. 12,8 V/m.
  • D. 16,8 V/m.

Câu 17: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức

  • A. U = E.d.
  • B. U =
  • C. U = q.E.d.
  • D. U =

Câu 18: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 20 cm trong không khí, tác dụng lên nhau một lực nào đó. Hỏi phải đặt hai điện tích trên cách nhau bao nhiêu ở trong dầu để lực tương tác giữa chúng vẫn như cũ, biết rằng hằng số điện môi của dầu bằng ε = 5.

  • A. 0,894 cm
  • B. 8,94 cm
  • C. 9,94 cm
  • D. 9,84 cm

Câu 19: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm?

  • A. Điện tích Q.
  • B. Điện tích thử q.
  • C. Khoảng cách r từ Q đến q.
  • D. Hằng số điện môi của môi trường.

Câu 20: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?

  • A. Niutơn.
  • B. Culông.
  • C. vôn nhân mét.
  • D. vôn trên mét.

Câu 21: Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt.

  • A. Các điện tích cùng độ lớn.
  • B. Các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.
  • C. Các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.
  • D. Các điện tích cùng dấu.

Câu 22: Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10-9C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong chân không.

  • A. 144 kV/m.
  • B. 14,4 kV/m.
  • C. 288 kV/m.
  • D. 28,8 kV/m.

Câu 23: Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O, M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.

  • A. AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
  • B. AMN ≠ 0 và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
  • C. AMN = 0 , không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
  • D. Không thể xác định được AMN.

Câu 24: Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

  • A. Electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
  • B. Electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
  • C. Proton chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
  • D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

Câu 25: Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A. A > 0 nếu q > 0.
  • B. A > 0 nếu q < 0.
  • C. A > 0 nếu q < 0.
  • D. A = 0.

Câu 26: Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện

  • A. Trong cả quá trình bằng 0.
  • B. Trong quá trình M đến N là dương.
  • C. Trong quá trình N đến M là dương.
  • D. Trong cả quá trình là dương.

Câu 27: Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = qEd. Trong đó d là

  • A. Chiều dài MN.
  • B. Chiều dài đường đi của điện tích.
  • C. Đường kính của quả cầu tích điện.
  • D. Hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.

Câu 28: Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện tường đều A = qEd thì d là gì? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắc đúng.

  • A. d là chiều dài của đường đi.
  • B. d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.
  • C. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.
  • D. d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.

Câu 29: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra?

  • A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.
  • B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.
  • C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
  • D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 30: Đưa một thanh kim loại trung hòa về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

  • A. có hai nửa điện tích trái dấu.
  • B. tích điện dương.
  • C. tích điện âm.
  • D. trung hòa về điện.

Câu 31: Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm E = thì F và q là gì?

  • A. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
  • B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
  • C. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.
  • D. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.

Câu 32: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào?

  • A. Ampe kế (A)
  • B. Culong (C)
  • C. Oát (W)
  • D. Jun (J)

Câu 33: Một dòng điện có cường độ I = 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở R = 200Ω thì nhiệt lượng toả ra trong 40s là

  • A. 16kJ
  • B. 32kJ
  • C. 20kJ
  • D. 30kJ

Câu 34: Bộ nguồn điện gồm hai nguồn ξ1, ξ2 mắc nối tiếp. Điện trở trong của mỗi nguồn đều bằng 0,5Ω; suất điện động của nguồn ξ1 bằng 6V. Mắc bộ nguồn với mạch ngoài là một điện trở R = 9Ω thì hiệu điện thế giữa cực dương và cực âm của nguồn ξ 2 là U2 = 8,25V. Công suất của nguồn ξ2

  • A. 9W
  • B. 13,5W
  • C. 20,25W
  • D. 22,5W

Câu 35: Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).

  • A. AMN = ANM.
  • B. AMN = -ANM.
  • C. AMN > ANM.
  • D. AMN < ANM.

Câu 36: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 2.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là

  • A. 2,25 mC.
  • B. 1,50 mC.
  • C. 1,25 mC.
  • D. 0,85 mC.

Câu 37: Đương lượng điện hoá của niken là 3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng q = 10C chạy qua bình điện phân có anot bằng niken thì khối lượng niken tan khỏi anot là

  • A. 3.10-3g
  • B. 3.10-4g
  • C. 0,3.10-5g
  • D. 0,3.10-4g

Câu 38: Một bình điện phân có hai điện cực làm bằng đồng được mắc nối tiếp với một biến trở rồi mắc vài hai cực của một bộ nguồn điện có suất điện động E = 24V, điện trở trong r = 1Ω. Cho đương lượng gam của đồng là 32 g/mol; điện trở của bình điện phân R = 15Ω. Biết trong thời gian 16 phút 5 giấy, khối lượng đồng bám vào catot là 0,256g. Biến trở có giá trị là:

  • A. 16Ω
  • B. 30Ω
  • C. 15Ω
  • D. 14Ω.

Câu 39: Một đoạn mạch gồm hai bình điện phân mắc nối tiếp, bình thứ nhất có các điện cực bằng đồng, đựng dung dịch nitrat. Đương lượng gam của đồng là 32 g/mol; của bạc là 108g/mol. Cho dòng điện không đổi chạy trong đoạn mạch thì trong cùng một khoảng thời gian, khối lượng bạc được giải phóng nhiều hơn khối lượng đồng được giải phóng là 54,72 g. Khối lượng đồng được giải phóng trong thời gian nói trên bằng

  • A. 23,04g
  • B. 77,76g
  • C. 230,4g
  • D. 777,6g

Câu 40: Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình, R1 = 2Ω, R3 = 3,2Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 12V, cường độ dòng điện qua R2 là 0,5A. Điện trở R2 có giá trị là

  • A. 5,2Ω
  • B. 6Ω
  • C. 6,4Ω
  • D. 8Ω
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội