Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
- A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
- B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
- C. Để tạo thẩm mỹ.
- D. Cả 3 lý do trên.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng
- A.Khối lượng chất lỏng tăng
- B.Khối lượng chất lỏng giảm
- C.Trọng lượng của chất lỏng tăng
- D.Thể tích của chất lỏng tăng
Câu 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
- A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
- B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
- C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
- D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
- A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
- B. Thể tích tăng.
- C. Thể tích giảm.
- D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 5: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?
- A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.
- B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
- C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
- D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
Câu 6: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 7: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
- A. Nhiệt kế thủy ngân
- B. Nhiệt kế rượu
- C. Nhiệt kế y tế
- D. Cả ba nhiệt kế trên
Câu 8: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:
- A. -960oC
- B. 96oC
- C. 60oC
- D. 960oC
Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
- A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
- B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
- C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
- D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Câu 10: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
- A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
- B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
- C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
- D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Câu 11: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:
- A. Nước trong cốc càng nhiều
- B. Nước trong cốc càng ít
- C. Cốc được đặt trong nhà
- D. Cốc được đặt ngoài sân nắng
Câu 12: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?
- A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.
- B. Nước từ trong bình ga thấm ra.
- C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.
- D. Cả B và C đều đúng.
Câu 13: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
- A. tăng dần
- B. không thay đổi
- C. giảm dần
- D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 14: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Gió.
- D. Khối lượng chất lỏng.
Câu 15: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
- A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
- B. Đốt ngọn nến.
- C. Đúc chuông đồng.
- D. Đốt ngọn đèn dầu.
Câu 16: Những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, khi đêm về và những lúc trời không có gió ta vẫn thỉnh thoảng nghe thấy những tiếng ken két phát ra từ mái tôn. Vì sao vậy?
- A. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn co lại.
- B. Ban đêm, không có tiếng ồn nên nghe được.
- C. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn nở ra.
- D. Các phương án đưa ra đều sai.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 1: Đo độ dài
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 28: Sự sôi
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 25 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)