Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
- A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
- B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
- C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
- D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh
- A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
- B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
- C. Khối lượng riêng của chất lỏng không đổi
- D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng.Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.
- A. Nước trào ra nhiều hơn rượu
- B. Nước và rượu trào ra như nhau
- C. Rượu trào ra nhiều hơn nước
- D. Không đủ cơ sở để kết luận
Câu 4: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
- A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
- B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
- C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
- D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Câu 5: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?
- A. Cong về phía sắt
- B. Cong về phía đồng
- C. Không bị cong
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 6: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
- A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn
- B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng
- C. Thể rắn, nhiệt độ bằng
- D. Thể hơi, nhiệt độ bằng
Câu 7: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
- A. đun nóng vật rắn bất kì.
- B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
- C. đun nóng vật trong nồi áp suất.
- D. đun nóng vật đến 100oC.
Câu 8: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:
- A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.
- B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.
- C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.
- D. các phương án đưa ra đều sai.
Câu 9: Sự đông đặc là sự chuyển từ
- A. thể rắn sang thể lỏng
- B. thể lỏng sang thể hơi
- C. thể lỏng sang thể rắn
- D. thể hơi sang thể lỏng
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?
- A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
- B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
- C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
- D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
Câu 11: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
- A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
- B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Không nhìn thấy được.
- D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 12: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:
- A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
- B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.
- C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.
- D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.
Câu 13: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
- A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
- B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
- C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.
- D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.
Câu 14: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?
- A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
- B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi..
- C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.
- D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
Câu 15: Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
- B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi.
- C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.
- D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
- A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.
- B. Sự tạo thành mưa.
- C. Băng đá đang tan.
- D. Sương đọng trên lá cây.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 8: Trọng lực Đơn vị lực
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 1: Đo độ dài
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt