Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:
- A. Kilômét
- B. Năm ánh sáng
- C. Dặm
- D. Hải lí
Câu 2: Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN là 0,5cm3 , chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi tả hòn đá và bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200. Thể tích hòn đá là bao nhiêu?
- A.65cm3
- B.135cm3
- C.35cm3
- D.165cm3
Câu 3: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- A. Ngang bằng với
- B. Vuông góc
- C. Gần nhất
- D. Dọc theo
Câu 4: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3 . Hãy chỉ ra kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây?
- A. V1 = 22,3cm3
- B. V2 = 22,50cm3
- C. V3 = 22,5cm3
- D. V4 = 22cm3
Câu 5: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?
- A. Khách hàng cần mua 1,4 lít
- B. Khách hàng cần mua 3,5 lít
- C. Khách hàng cần mua 2,7 lít
- D. Khách hàng cần mua 3,2 lít
Câu 6: Lấy 60cm3 cát đổ vào 100cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:
- A. 160cm3
- B. Lớn hơn 160cm3
- C. Nhỏ hơn 160cm3
- D.Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm3
Câu 7: Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:
- A. 5 g
- B. 100 g
- C. 10 g
- D. 1 g
Câu 8: Một bạn kéo một vật lên theo phương thẳng đúng thì phải sử dụng một lực nhỏ nhất bằng 200N. Hỏi rằng nếu hai bạn cùng kéo vật đó lên theo phường thẳng đúng thì mỗi bạn phải sử dụng một lượ nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
- A, 50N
- B.200N
- C.100N
- D.10N
Câu 9: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
- A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
- B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
- C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
- D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Câu 10: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:
- A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.
- B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.
- C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.
- D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất.
Câu 11: Các vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?
- A. Một tờ giấy bị gấp đôi
- B. Một thanh sắt
- C. Một cục đất sét
- D. Lò xo
Câu 12: Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?
- A. 0,08N
- B. 0,8N
- C. 8N
- D. 80N
Câu 13: Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
- A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm
- B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm
- C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm
- D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm
Câu 14: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200 ml. Con số đó cho biết:
- A. Thể tích của hộp sữa là 200 ml.
- B. Thể tích sữa trong hộp là 200 ml
- C. Khối lượng của hộp sữa
- D. Khối lượng sữa trong hộp
Câu 15: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
- A. Vrắn = Vlỏng - rắn - Vlỏng
- B. Vrắn = V lỏng+ rắn - Vlỏng
- C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng
- D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng
Câu 16: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
- A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml
- B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén
- C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99
- D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg
Câu 17: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau
- A.Lực của mặt nước và lực của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước
- B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên
- C. Lực là lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo
- D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái đất tác dụng vào bàn
Câu 18: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
- A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
- B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
- C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
- D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Câu 19: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
- A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
- B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
- C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
- D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 20: Lò xo không bị biến dạng khi
- A. dùng tay kéo dãn lò xo
- B. dùng tay ép chặt lò xo
- C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
- D. dùng tay nâng lò xo lên
Câu 21: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.
- A. 80000
- B. 1600000
- C. 16000
- D. 160000
Câu 22: Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
- A. 13270N/m3
- B. 12654N/m3
- C. 42608N/m3
- D. 19608N/m3
Câu 23: Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng
- A. 12,8cm3
- B. 128cm3.
- C. 1.280cm3.
- D. 12.800cm3.
Câu 24: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
- A. số nhỏ nhất ghi trên thước.
- B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
- C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
- D. độ lớn nhất ghi trên thước.
Câu 25: Tìm kết luận sai khi nói về cách chai độ dài
- A. Phải ước lượng độ dài cần đo
- B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách
- C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho quan sát thấy vật và vạch chia trên thước
- D. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định
Câu 26: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
- A. 240mm.
- B. 23cm.
- C. 24cm.
- D. 230mm.
Câu 27: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, bình chia độ nào là phù hợp nhất?
- A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.
- B. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.
- C. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.
- D. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.
Câu 28: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm3 nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Thể tích của hòn đá là
- A. 86cm3
- B. 31cm3
- C. 35cm3
- D. 75cm3
Câu 29: Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
- A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
- B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
- C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.
- D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
- C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 31: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
- A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
- D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 32: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
- A. Khối đồng.
- B. Khối sắt.
- C. Khối nhôm.
- D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 33: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
- A. 4 cm
- B. 6 cm
- C. 24 cm
- D. 26 cm
Câu 34: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
- A. Thước dây
- B. Thước mét
- C. Thước kẹp
- D. Compa
Câu 35: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
- A. 5m.
- B. 50dm.
- C. 500cm.
- D. 50,0dm.
Câu 36: Khi đo thể tích chất lỏng cần:
- A. Đặt bình chia độ nằm ngang.
- B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình.
Câu 37: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
- A. V1 = 86cm3.
- B. V2 = 55cm3.
- C. V3 = 31cm3.
- D. V4 = 141cm3.
Câu 38: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
- A. Xách 1 xô nước.
- B. Nâng một tấm gỗ.
- C. Đẩy 1 chiếc xe.
- D. Đọc một trang sách.
Câu 39: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
- A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
- B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
- C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
- D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu 40: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
- A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
- B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
- C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 8: Trọng lực Đơn vị lực
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 1: Đo độ dài
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt