Trắc nghiệm vật lý 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng

23 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:

  • A. Nhiệt năng
  • B. Hóa năng
  • C. Quang năng
  • D. Năng lượng hạt nhân

Câu 2: Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có biến đổi giữa

  • A. điện năng và thế năng
  • B. thế năng và động năng
  • C. quang năng và động năng
  • D. hóa năng và điện năng

Câu 3: Chọn phát biểu đúng

  • A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
  • C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
  • D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng

  • A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
  • B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  • C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
  • D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Câu 5: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành

  • A. Điện năng
  • B. Hóa năng
  • C. Quang năng
  • D. Cơ năng

Câu 6: Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?

  • A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
  • B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
  • C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
  • D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.

Câu 7: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?

  • A. Luôn được bảo toàn
  • B. Luôn tăng thêm
  • C. Luôn bị hao hụt
  • D. Khi thì tăng, khi thì giảm

Câu 8: Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa nếu pin nhận được

  • A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
  • B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
  • C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
  • D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.

Câu 9: Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành

  • A. cơ năng
  • B. nhiệt năng
  • C. cơ năng và nhiệt năng
  • D. cơ năng và năng lượng khác

Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng:

  • A. Bếp nguội đi khi tắt lửa.
  • B. Xe dừng lại khi tắt máy.
  • C. Bàn là nguội đi khi tắt điện.
  • D. Không có hiện tượng nào.

Câu 11: Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 4 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong 30 phút, nhiệt độ nước trong bình tăng từ lên $85^{o}C$. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/ks.độ, bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt. Phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

  • A. 1008000kJ.
  • B. 1008000J.
  • C. 1008000W.
  • D. 1008000J.s.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?

  • A. Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
  • B. Năng lượng chỉ truyền từ vật này sang vật khác.
  • C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
  • D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Câu 13: Vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?

  • A. Vì không đủ vật liệu để chế tạo.
  • B. Vì không đủ khả năng để chế tạo.
  • C. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm định luật bảo toàn năng lượng.
  • D. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm luật pháp.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 60 vật lí 9: Định luật bảo toàn năng lượng


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội