Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước?
63 lượt xem
Câu 2: Trang 5 sgk ngữ văn 11 tập 2
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước?
Bài làm:
- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ. Đó là một quan niệm của các nhà nho thời phong kiến cho rằng làm trai đứng giữa trời đất phải làm được việc lớn, phải hiên ngang, lừng lẫy. "Làm trai phải lạ ở trên đời" lạ ở đây tức là làm trai phải mưu đồ việc lớn, phải sống phi thường hiển hách, phải xoay chuyển càn khôn chứ không chấp nhận một cuộc sống bình thường. Phan Bội Châu nêu lên một chí làm trai vượt lên mưu đồ công danh để hướng tới những lý tưởng cao đẹp ở đời.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: Trong câu thơ "há để càn khôn tự chuyển dời" tác giả cho thấy một quan điểm không chấp nhận thực tại. Nếu như quan điểm phong kiến cho rằng trời là thiên mệnh, mọi việc đều phải tuân theo mệnh trời do trời quyết định thì Phan Bội Châu không chấp nhận số phận chủ động xoay chuyển thời thế. Ngụ ý nói đến mục tiêu của nam nhi là phải tìm con đường cứu nước.
- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ. "Trong khoảng trăm năm còn có tớ" cái tôi ở đây không phải là cái tôi nhỏ bé mà là cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, cuộc đời cần ta để cống hiến. "Sau này muôn thuở há không ai?" một câu hỏi tu từ khẳng định chắc nịch vào vào khát vọng cống hiến hết với đời, sống hiển hách phi thường. Cùng đó Phan Bội Châu thể hiện niềm tin sắt đá vào bản thân và thế hệ tương lai. Hai câu thơ sau thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức của thân phận không cam chịu:
"Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !"
Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước. Chứ không thể nghe theo sách thánh hiền vì nó đã không còn ohuf hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ.
- Khát vọng hành động và tư thế lên đường. Hình ảnh kì vĩ lớn lao "biển Đông", "cánh gió" muôn trùng "sóng bạc" tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của Phan Bội Châu.Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11
- Vì sao câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu
- Khi thấy được áng sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào
- Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" thật đẹp nhưng lại đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng của Hàn Mặc Tử. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
- Phân tích bài thơ Tràng giang
- Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách nào?
- Đề 5 bài viết số 6 văn lớp 11 trang 35 sgk: xanh sạch đẹp...
- Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?
- Nội dung chính bài Người trong bao
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hầu trời
- Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời
- Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?