Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời
Câu 2: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2
Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?
Bài làm:
- Lý do Bê-li-cốp chết:
- Bê-li-cốp bị Kô-va-len-cô đẩy ngã xuống cầu thang đã bị Va-ren-ca nhìn thấy , không những thế Va-ren-ca còn "cười phá lên", "cười âm vang, lảnh lót". Điều kinh khủng nhất đối với hắn là sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ mà trước hết là tiếng cười của Va-ren-ca.
- Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài - "Cái bao" bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt - kì dị cả đời Bê-li-cốp khuôn mặt hắn lại như thanh thản và hơi mỉm cười.
- Đây là một cái chết hơi có phần bất ngờ, tuy nhiên đối với một người luôn sống kì quặc như hắn thì điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu.
- Thái độc của mọi người khi Bê-li-cốp còn sống và đã chết:
- Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
- Khi hắn chết mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ nặng nè, mệt nhọc, vô vị, tù túng.
- Ý nghĩa: Chính tình cảm và thái độ ấy của mọi người đối với Bê-li-cốp cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hắn và những người như hắn trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Để đến cuối cùng tác giả phải thốt lên "không thể sống mãi như thế được".
Xem thêm bài viết khác
- Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, Chế Lan Viên nói về Tố Hữu
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao
- Soạn văn 11 bài: Đây thôn vĩ dạ trang 38 sgk
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Chiều tối
- Cái đẹp, cái hay và sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em Câu 6 trang 116 sgk Ngữ văn 11 tập 2
- Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" thật đẹp nhưng lại đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng của Hàn Mặc Tử. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
- Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: "Lòng yêu nước... không bao giờ quên" Bài tập 3 trang 108 Ngữ văn 11
- Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau? Chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau
- Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
- Lập dàn ý của bài điếu văn dựa vào bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng-ghen
- Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích Về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh
- Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu