Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào
Câu 3: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào?
Bài làm:
Bức tranh đời sống hiện lên trong hai câu thơ cuối:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
- Trong hai câu thơ này tác giả miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày. Đây là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối.
- Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. Chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng qúy, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút - nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.
- Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Buổi tối ấy không phải là một buổi tối lạnh lẽo mà là một buổi tối ấm áp bên cạnh gia đình, bên bếp lửa hồng. Từ đó cũng cho thấy tấm lòng người xa quê, dù có gian lao thế nào vẫn hướng về quê hương, đất nước.
- Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, qua đó ta thấy được tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo – một con người dù bản thân hết sức khó khăn nhưng vẫn giành những tình cảm chân quý nhất cho người khác.
Xem thêm bài viết khác
- Trong đoạn trích dưới đây có sử dụng thao tác lập luận bình luận không?
- Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ
- Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" thật đẹp nhưng lại đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng của Hàn Mặc Tử. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
- Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào?
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ
- Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn
- Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ
- Nội dung chính Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước?
- Nội dung chính bài Tràng Giang
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Từ ấy
- Soạn văn 11 bài: Luyện tập viết tiếu sử tóm tắt trang 63 sgk