Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen
II. KHÔNG KHÍ
1/ Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen?
2/ Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?
3/ Dựa vào hình 7.3, em hãy nêu thành phần của không khí
4/ Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên.
5/ Quan sát hình 7.6, cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên và nguồn nào do con người gây ra.
6/ Trong nhà em có những nguồn nào gây ô nhiễm không khí?
7/ Kể tên một số ảnh hưởng khác của ô nhiễm không khí đến tự nhiên mà em biết.
8/ Trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở hình 7.7, địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào? Cho ví dụ minh họa.
9/ Em có thể làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí?
Bài làm:
1/ Vì trong không khí, thành phần khí oxygen chỉ chiếm 21%
2/ Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy 1 lớp sương mù. Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.
3/ Thành phần của không khí bao gồm oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm,...Trong đó, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
4/ Một số vai trò của không khí: cung cấp cho hô hấp, cần cho quá trình quang hợp. cung cấp dưỡng chất cho sinh vật, hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của trái đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.
5/ Nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên: núi lửa, phấn hoa
Nguồn gây ô nhiễm do con người: các nhà máy sản xuất, cháy rừng, hoạt động nông nghiệp, rác thải, phương tiện giao thông, sinh hoạt...
6/ Nguồn gây ô nhiễm trong nhà: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa, đun nấu,...
7/ Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người: gây ngứa mắt, đau đầu, dị ứng, ảnh hưởng đến đường hô hấp...
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid...
8/ Một số biện pháp: Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường ( sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước, sưởi ấm,...), trồng nhiều cây xanh ( trồng cây hai bên đường, trồng cây trong khuôn viên trường học, ủy ban, trạm xá,...), tuyên truyền, nâng cao ý thức ( phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài truyền thanh,...)
9/ Đối với học sinh: tích cự tham gia các hoạt động vì môi trường, sử dụng túi vải, giấy thay vì nilong, không xả rác bừa bãi, tái sử dụng các vật dụng (chai, lọ, túi...), tiết kiệm điện, thực hiện "tắt khi không sử dụng"...
Xem thêm bài viết khác
- Ở hình 35.7, Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều mũi tên; Mặt Trời ở phía bên trái. Người ở vị trí nào trong số các vị trí A, B, C sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Giả thích.
- 3/ Lấy một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động. Nêu cách có thể làm giảm ma sát khi đó.
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 18: Đa dạng nấm
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời
- Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c?
- Hãy lựa chọn một cách chiết phù hợp để: a. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm b. Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước c. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước. Vì sao em chọn cách đó
- Sắp xếp những vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống.
- BT 4 sgk trang 29: Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0 °C và 22 cm ở 100 °C (hình 4.5).
- 1. Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (hình 3.8) thì kết quả thay đổi thế nào? 2. Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng và đọc đúng chỉ số của cân
- Dựa vào quan sát, hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài. Kiểm tra kết quả của em.
- Kể tên một số lương thực - thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến.
- Năng lượng của dầu mỏ có phải là năng lượng tái tạo không? Vì sao?