5. Di truyền và biến dị
5. Di truyền và biến dị
Bảng 68.12. Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất | Cơ chế | Hiện tượng |
---|---|---|
Cấp phân tử: ADN | ||
Cấp tế bào: NST |
Bảng 68.13. các quy luật di truyền
Quy luật di truyền | Nội dung | Giải thích |
---|---|---|
Phân li | ||
Phân li độc lập | ||
Di truyền giới tính | ||
Di truyền liên kết |
Bảng 68.14. các loại biến dị
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Nguyên nhân | |||
Tính chất và vai trò |
Bảng 68.15. Các loại đột biến
ĐB gen | ĐB cấu trúc NST | ĐB số lượng NST | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Các dạng đột biến |
Bài làm:
Quy luật di truyền | Nội dung | Giải thích |
---|---|---|
Phân li | Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. | Bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh. |
Phân li độc lập | Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. | Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. |
Di truyền giới tính | Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1. | Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. |
Di truyền liên kết | Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. | Các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh. |
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. | Là những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến. | Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. |
Nguyên nhân | Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. | Do sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể. | Cùng 1 kiểu gen nhưng khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc…) khác nhau thì cho nhiều kiểu hình khác nhau. |
Tính chất và vai trò | - Tính chất: xuất hiện với tỉ lệ lớn, di truyền được. - Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. | - Tính chất: mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được. - Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. | - Tính chất: biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. - Vai trò: cho thấy kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen |
ĐB gen | ĐB cấu trúc NST | ĐB số lượng NST | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. | Là những biến đổi trong cấu trúc NST. | Là những biến đổi xảy ra ở một hoặc một số cặp nucl ê ô tit nào đó hoặc ở tất cả bộ NST. |
Các dạng đột biến | - ĐB mất 1 cặp nuclêôtit - ĐB thêm 1 cặp nuclêôtit - ĐB thay thế 1 cặp nuclêôtit | - ĐB mất đoạn - ĐB lặp đoạn - ĐB đảo đoạn - ĐB chuyển đoạn | - Thể dị bội (2n – 1; 2n + 1; 2n – 2) - Thể đa bội (đa bội chẵn, đa bội lẻ) |
Xem thêm bài viết khác
- Đặt vật sáng AB cao 3 cm vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính
- Điện trở của vật dẫn là đại lượng
- Giải câu 3 trang 12 khoa học tự nhiên 9 tập 2
- I. Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình
- Đối chiếu với thí nghiệm ở trên, trường hợp vật liệu có điện trở suất lớn hơn thì điện trở lớn hơn hay nhỏ hơn?
- Giải câu 6 trang 87 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Bài kiểm tra học kì II
- Giải câu 2 trang 57 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- II. Hệ thống hóa kiến thức
- 1. Tất cả các protein đều
- Giải câu 5 trang 8 khoa học tự nhiên 9 tập 2
- Ai cận thị nặng hơn? Nếu đeo kính để sửa cận thị thì kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?