Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Soạn bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 5 trang 24. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt đông khởi động
Cho các tấm bìa (thẻ) chứa thông tin của các nguyên tố sau:
Hãy phân loại các nguyên tố trên vào các nhóm chất có ít nhất một đặc điểm giống nhau và cho biết tại sao em lại phân loại như vậy?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
Quan sát ô nguyên tố sau và điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp. Cụm từ: số hiệu, kí hiệu, nguyên tố, hạt nhân.
Ô nguyên tố cho biết: ..................... nguyên tử, ................. hóa học, tên ..................... và ...................... khối của .............. đó.
................... nguyên tử (kí hiệu là Z) có số trị bằng số đơn vị điện tích ................ (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử) và là số thứ tự của ............... trong bảng tuần hoàn.
2. Chu kì
1. Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong một chu kì.
2. Quan sát bảng dưới đây và cho biết chu khì 2 và chu kì 3 gồm những nguyên tố nào?
3. Nhóm
1. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm I,II, VII.
2. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố cho dưới đây và cho biết các nguyên tố đó thuộc nhóm nào?
III. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Trong một chu kì
Quan sát các nguyên tố trong chu kì 2, 3 ở bảng dưới đây và:
Sắp xếp các nguyên tố natri, nhôm, magie theo chiều giảm dần tính kim loại.
Sắp xếp các nguyên tố oxi, cacbon, flo theo chiều tăng dần tính phi kim.
Cho biết nguyên tố neon, agon thuộc loại nguyên tố nào?
2. Trong một nhóm
1. Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự giảm dần tính kim loại: magie, kali, canxi, rubidi.
2. Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự tăng dần tính phi kim: cacbon, silic, nito, oxi.
3. Em hãy cho biết nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất và nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố
Biết nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9, ở chu kì 2, nhóm VII. Em hãy điền thông tin về nguyên tố X vào bảng dưới đây.
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 9 nên điện tích hạt nhân của nguyên tử X bằng .............. Nguyên tử X có ............. electron, ................ lớp electron. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có ................... electron. Nguyên tố X nằm ở cuối chu kì nên X là ................. hoạt động mạnh. Tính ..................... của X mạnh hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu là 8.
2. Biết cấu tạo nguyên tử có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố
Em hãy điền thông tin về nguyên tử A vào bảng dưới đây.
Nguyên tử nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 11+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron nên A ở ô thứ ........., nhóm ............, chu kì ............. Nguyên tố A nằm ở đầu chu kì nên A là ......................... hoạt động mạnh. Tính ................ của A mạnh hơn nguyên tố đứng sau có số hiệu nguyên tử là 12.
C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Bảng dưới đây gồm kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố đầu tiên.
1. Quan sát hàng ngang từ liti (Li) đến neon (Ne) và cho biết nguyên tố nào trong hàng ít hoạt động hóa học nhất? Vì sao?
2. Quan sát cột chứa các nguyên tố từ liti (Li) đến kali (K) và cho biết nguyên tố nào hoạt động hóa học mạnh nhất? Vì sao?
Bài 2. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 19, 22, 17.
Bài 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo trật tự tính phi kim tăng dần: F (Z=9), N (Z=7), O (Z=8), P (Z=15). Giải thích.
Bài 4. Cho biết tên 2 nhóm nguyên tố chứa các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn.
Bài 5. Kể tên ba nguyên tố có tính chất hóa học tương tự
a, natri b, flo
Bài 6. Kim loại liti thuộc nhóm I có tính chất hóa học tương tự natri, có khả năng phản ứng được với oxi, clo, nước. Em hãy viết PTHH minh họa cho tính chất hóa học của liti.
D. Hoạt động vận dụng
Chọn một nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và tưởng tượng rằng bạn là nguyên tố đó. Viết một câu chuyện về bản thân bao gồm các nội dung sau:
- Tên bạn
- Biểu tượng/kí hiệu
- Vị trí của bạn trong bảng tuần hoàn.
- Tên nguyên tố hàng xóm của bạn.
- Mối quan hệ của bạn với hàng xóm.
- Các tính chất vật lí, hóa học lí thú của bạn.
- Vai trò (ứng dụng) của bạn trong đời sống.
- Bất kì sự kiện thú vị nào về bạn.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Em hãy tìm hiểu sự ra đời của bảng tuần hoàn hóa học và thân thế sự nghiệp của nhà bác học Nga D. I. Men - đê - lê - ép.
Xem thêm bài viết khác
- Biến trở là gì? Có những kí hiệu nào mô tả biến trở trong mạch điện? Vẽ hình minh họa.
- Hình 10.4 vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của biền trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c.
- 3. Hãy điền các từ: các cromatit chị em, các cromatit không chị em, cặp NST tương đồng, các NST không tương đồng tương ứng với các chữ cái phù hợp với các ô trong hình 15.8
- Nghiên cứu sự di truyền của một số bệnh, tật di truyền ở người qua điều tra thực trạng ở địa phương.
- Giải câu 3 trang 62 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là
- Giải câu 1 trang 35 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- 1. Quan sát hình 23.4. Em hãy mô tả cơ chế gây đột biến cấu trúc NST.
- Cho mạch điện gồm R1 nt (R2 // R3). Biết R1 = 6 ôm, R2 = 2R3 = 18 ôm và cường độ dòng điện chạy qua R1 bằng 2 A. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này bằng:
- Cường độ qua dây dẫn là 3 A khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 30 V. Tính điện trở của dây dẫn. Đặt vào hai đầu dây dẫn trên một hiệu điện thế 20V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn.
- Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống sản xuất phải dùng đến kính lúp
- Làm thế nào để xác định được tiêu cự của một kính lúp?