Bài 1: Nhật Bản (Trang 4 – 8,SGK)
Cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1868 có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Nó đã đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước Phương Tây và trở thành đế quốc duy nhất ở Châu Á. Sau đây, KhoaHoc mời các bạn cùng đến với bài học “ Nhật Bản”.
A. Kiến thức trọng tâm.
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu. Đây là thời kì xã hội Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực:
- Về kinh tế:
- Nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mất mùa đói kém xảy ra triền miên.
- Công nghiệp: thành thị, hải cảng kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện nhiều.
- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
- Về xã hội:
- Duy trì chế độ đẳng cấp.
- Tàng lớp Đaimyo có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa
- Tầng lớp tư sản nông nghiệp hình thành và ngày càng giàu có nhưng không có quyền lực chính trị. Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xóa bỏ chế độ phong kiến.
- Nông dân là đối tượng chủ yếu của giai cấp phong kiến.
- Về chính trị:
- Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến
- Mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng.
- Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải mở cửa.
=> Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước lựa chọn hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Hoàn cảnh lịch sử:
- Mạc phủ kí kết nhiều hiệp ước bất bình với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
- Về chính trị:
- Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ mới thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
- Năm 1889, hiến pháp mới được ban hành , chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Về kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường
- Cho phép mua bán ruộng đất
- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Về quân sự:
- Quân đội được huấn luyện và tổ chức theo kiểu phương Tây.
- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
- Về giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
- Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.
- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
=> Cuộc cải cách mang tính chất của một cuộc CM tư sản giúp Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Đồng thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa.
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:
- Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.
- Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật
- Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
- Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh nhất châu Á.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”
* Chính sách đối nội
- Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.
- Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị?
Câu 2: Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
Câu 3: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc CM tư sản?
Câu 2: Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của quốc tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
- Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Dựa vào nội dung bài học , lập bảng thống kê kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884?
- Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
- Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
- Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
- Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào?
- Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ?
- Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?
- Sử dụng lược đồ (trang 94) để trình bày việc phát xít Đức mở đầu việc xâm chiếm Châu Âu như thế nào?