Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Câu 5: Trang 62 – sgk lịch sử 11
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Bài làm:
Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
Hai là : Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923?
- Hãy thuật lại “Vụ Đuy-Nuy và nêu kết cục của nó?
- Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?
- Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại?
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
- Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?
- Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
- Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?
- Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?
- Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại