Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, đồng thời cũng đặt ra cho nhân loại những khó khăn, thách thức mới. Vậy đó là những vấn đề nào và mỗi người dân chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài học: "Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại".
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bao vệ môi trường.
a. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi tường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Thực trạng môi trường hiện nay:
- Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
- Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt
- Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn vị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.
=>Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.
b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường
Trách nhiệm học sinh:
- Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các giống loại động thực vật…
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh
- Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
a. Bùng nổ dân số
- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Hậu quả bùng nổ dân số:
- Mất cân bằng tự nhiên và xã hội
- Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- Kinh tế nghèo nàn
- Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao
- Tệ nạn xã hội gia tăng.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
- Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.
- Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo
- Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.
- Nguyên nhân:
- Do môi trường sống ô nhiễm
- Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh
- Trình độ khoa học y tế chưa phát triển
- Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.
b. Trách nhiệm công dân
- Rèn luyện sức khỏe
- Tránh xa các tệ nạn xã hội
- Tuyên truyền các biện pháp
- Phòng tránh dịch bệnh.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo,... là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay?
Câu 2: Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên
Em và các bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó?
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta
- Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?
- Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
- Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
- Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào
- Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương,
- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.