Bài 2: Khí hậu Châu Á Địa lí 8 trang 7
Châu Á trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Đây là châu lục có kích thước rộng và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hóa khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao. Cụ thể chi tiết như thế nào, KhoaHoc mời các bạn đến với bài khí hậu châu Á.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng.
a.Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau
- Từ Bắc xuống Nam có 5 đới khí hậu:
- Đới khí hậu cực và cận cực
- Đới khí hậu ôn đới
- Đới khí hậu cận nhiệt
- Đới khí hậu nhiệt đới
- Đới khí hậu xích đạo
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Ngoài ra, sự phân hóa còn theo độ cao.
b. Các đới khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ rộng, núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.
- Có 2 kiểu khí hậu phổ biến: khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
- Khí hậu gió mùa:Phạm vi ảnh hưởng bao gồm khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Đặc điểm khí hậu gió mùa là trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió thổi từ nội địa ra nên không khí lạnh và khô, mưa ít, mùa ha gió thổi từ đại dương vào lục địa thời tiết ấm mưa nhiều.
- Khí hậu lục địa: Chiếm phần lớn diện tích nội địa của Châu Á và vùng Tây Nam Á. Đặc điểm khí hậu khô hạn, hình thành nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc ở Trung Á, Tây Nam Á.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Quan sát hình 2.1 em hãy:
- Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ?
- Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu, nhiều đới như vậy?
Câu 2: Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ tên một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó?
Câu 3: Quan sát hình 2.1 em hãy: Chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa?
Câu 4: Quan sát hính 2.1 em hãy:
- Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa?
- Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây em hãy cho biết:
- Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào ?
- Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó?
Câu 2: Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?
Bảng 2.1 Nhiệt độ và lượng mưa TB tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc).
Tháng Yếu tố | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ | 3,2 | 4,1 | 8,0 | 13,5 | 18,8 | 23,1 | 27,1 | 27,0 | 22,8 | 17,4 | 11,3 | 5,8 |
Lượng mưa | 59 | 59 | 83 | 93 | 93 | 76 | 145 | 142 | 127 | 71 | 52 | 37 |
Xem thêm bài viết khác
- Vẽ lại bản đồ hành chính Việt Nam (hình 23.2) và điền lên đó các VQG sau đây vào đúng địa bàn các tỉnh, thành phố có các VQG đó
- Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ tên một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó?
- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào.
- Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.
- Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đơn vị bằng sông Cửu Long.
- Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành kinh tế đó?
- Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc.
- Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
- Dựa vào hình 20.1, 20.3 và kiến thức đã học giải thích sự hình thành hoang mạc Xahara?
- Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.
- Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?