Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á Địa lí trang 10
Châu Á là một trong những châu lục có mạng lưới sông ngòi phát triển. Tuy nhiên, nó lại không đồng đều trong việc phân bố cũng như chế độ nước thay đổi phức tạp. Cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, tuy nhiên cũng gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế…Để biết cụ thể hơn, KhoaHoc mời các bạn đến với bài sông ngòi và cảnh quan châu Á.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm sông ngòi
- Sông ngòi Châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở Châu Á phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.
- Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
- Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á : nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
- Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
- Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế: Giao thông, thủy điện, sinh hoạt, đánh bắt, nuôi trồng…
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên Châu Á phân hóa đa dạng
- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
- Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Nguyên nhân phân bố đa dạng của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu…
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.
- Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như than, dầu mỏ, khí đốt…
- Khó khăn: Núi cao hiểm trở, khí hậu giá lạnh – khô hạn, động đất, núi lửa, bão lũ…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào hình 1.2 và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng?
Câu 2: Dựa vào hình 3.1, hãy cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB và giải thích tại sao lại có sự thay đổi như vậy?
Câu 3: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á?
=> Trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng 13.2, em hãy cho biết tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á. Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong số ba nước đó?
- Dựa vào hình 1.2 và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng?
- Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng
- Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km?
- Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao?
- Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
- Bài 9: Khu vực Tây Nam Á Đía lí 8 trang 29
- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào.
- Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. giải thích vì sao thủ đô Oa-sin-ton của Niu Di –Lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ.
- Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?