Bài 24: Vùng biển Việt Nam
Đất nước ta, ngoài phần trên lục địa, còn một phần rộng lớn hơn trên Biển Đông. Giữa hai phần lục địa và biển có mối quan hệ mật thiết về mọi mặt. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Kinh tế biển đang góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông
- Biểm lớn, tương đối kín
- Diện tích vùng biển nước ta rộng gần1triệu km2.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
- Biển nóng quanh năm
- Chế độ gió, nhiệt độ của Biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa.
- Chế độ thủy triều phức tạp.
- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường Biển của Việt Nam
a.
Tài nguyên biển
- Tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng: hải sản, khoáng ản, có dầu mỏ và khí đốt, ti tan, muối.
- Nhiều tài nguyên để phát triển du lịch biển
- Thiên tai thường xuyên xảy ra ở vùng biển nước ta: bão, lũ lụt, triều cường.
b. Môi trường biển
- Khai thác nguồn lợi biển phải có kế hoạch đi đôi với việc bảo vệ môi trường của biển.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
Câu 2: Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào.
Câu 3: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 4: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Câu 5: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy cho biết lên một số hang động nổi tiếng ở nước ta.
- Quan sát hình 2.1 em hãy: Chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa?
- Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
- Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa.
- Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao?
- Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?
- Nguồn tài nguyên được xem là lớn và quan trọng nhất ở biển của nước ta là gì?
- Cách nhận xét biểu đồ tròn
- Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo bảng số liệu dưới đây:
- Dựa vào bảng 7.2 SGK – trang 22, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét,
- Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì.
- Tìm trên hình 25.1 các mảng nền hình thành vào giai đoạn Cổ Sinh và Trung Sinh?