Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
Nội lực, ngoại lực xảy ra đồng thời hoặc xen kẽ nhau và tạo nên các hình dạng vô cùng phong phú của bề mặt trái đất. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng bắt đầu đến với bài học dưới đây của KhoaHoc.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái đất
- Nội lực là lực sinh ra từ bên trong lòng đất
- Nội lực là nguyên nhân chủ yếu tạo nên các núi cao, vực sâu, hiện tượng núi lửa và động đất.
2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt đất
- Các yếu tố tự nhiên không ngừng tác động lên bề mặt đất, nơi bị phá đi, nơi được bồi đắp nên.
3. Tổng kết
Mỗi địa điểm trên Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực, ngoại lực…Sự thay đổi bề mặt Trái Đất đã diễn ra trong suốt quá trình hình thành và tồn tại của Trái Đất. Ngày nay, bề mặt Trái Đất vẫn đang tiếp tục thay đổi và tạo ra rất nhiều danh lam thắng cảnh như hiện nay.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Quan sát hình 19.1, kể tên một số dãy núi và sơn nguyên, đồng bằng ở các châu lục.
Câu 2: Dựa vào lược đồ 19.1, 19.2 và dựa vào kiến thức đã học cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?
Câu 3: Quan sát hình 19.3, 19.4 và 19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
Câu 4: Chọn trong sách giáo khoa địa lí 8, ba cảnh quan tự nhiên thể hiện các dạng địa hình khác nhau và nêu những yếu tố tự nhiên chính tác động tạo nên cảnh quan trong các ảnh đó?
Câu 5: Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác dộng của ngoại lực.
Câu 6: Địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu sự tác động của ngoại lực nào?