Bài 35: Thực hành khí hậu, thủy văn Việt Nam

  • 1 Đánh giá

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với bài thực hành tìm hiểu khí hậu, thủy văn ở Việt Nam. Thông qua bài thực hành, chúng ta sẽ nắm rõ hơn khí hậu ở nước ta cũng như khí hậu điển hình của mỗi vùng miền. Chúng ta cùng bắt đầu bài học ngay sau đây.

Căn cứ vào bảng 35.1, lượng mưa và dòng chảy tại các lưu vực sông sau đây, hãy:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu vực một biểu đồ)

b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ:

Bài 35: Thực hành khí hậu, thủy văn Việt Nam

b. Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.

* Lưu vực sông Hồng:

  • Mùa mưa lưu vực sông Hồng từ tháng 5-10, lượng mưa trung bình 263 mm. (trung bình tháng 153 mm).
  • Mùa lũ từ tháng 6-10, lưu lượng nước trung bình 6 547 m3/s (trung bình tháng 3632 m3/s).

* Lưu vực sông Gianh:

  • Mùa mưa lưu vực sông Gianh từ tháng 6 -11, lượng mưa trung bình 309,7 mm (trung bình tháng 186 mm)
  • Mùa lũ từ tháng 8-11, lưu lượng trung bình 128,9 m3/s (trung bình tháng là 61,7 m3/s )

c. Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực.

  • Sông Hồng: Mùa mwua trùng với mùa mũ, lũ lớn nhất vào tháng 8 và là tháng có lượng mưa lớn nhất.
  • Sông Gianh: Mùa mua từ tháng 6 đến tháng 11 nhưng mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11. Mưa lớn nhất vào tháng 10 nhưng lũ lớn nhất vào tháng 9. Vậy tháng 6 và 7 có mưa nhưng chưa có lũ.

=>Kết luận: các tháng mưa nhiều, lũ lớn ở lưu vực sông ngòi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khác nhau.


  • 5 lượt xem
Chủ đề liên quan