Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

38 lượt xem

Nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng. Theo phân loại hiện nay, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Vậy cụ thể đó bao gồm những nhóm ngành và ngành nào? Cùng đến với bài học ngay dưới đây để hiểu rõ thêm.

A. Kiến thức trọng tâm

Khái niệm: Cơ cấu ngành công nghiệp là tỉ trọng giá trị sản xuất từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành.

- Tương đối đa dạng: chia thành 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp.

  • Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành)
  • Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành)
  • Nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm:

  • Là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển các ngành kinh tế khác.
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm: Chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp năng lượng, dệt may, hóa chất, phân bón…

- Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

  • Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
  • Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng;
  • Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

- Phân bố không đều

  • Tập trung đông ở các khu vực: đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và vùng phụ cận, rải rác ở Duyên hải miền Trung.
  • Thưa thớt ở các vùng còn lại.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội….

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.

  • Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.
  • Xu hướng chung: giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Quan sát biểu đồ (hình 26.1 trang 113 SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Dựa vào hình 26.2 (SGK trang 115) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Chứng minh rằng cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Chứng minh rằng cơ cấu vốn công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta? Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Phân tích những thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta? Tại sao một số sản phẩm thuộc ngành này lại trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Nêu tên các phân ngành của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học hãy phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (P2)


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội