Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài tập về dấu ngoặc kép cụ thể, chi tiết, ngắn gọn. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chính của bài tập về dấu ngoắc kép, các em tham khảo nhé.
Dấu ngoặc kép - Tiếng Việt 4
Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4
1. Dấu ngoặc kép và tác dụng của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép viết là: " "
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
VD: Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
VD: Có bạn tắc kè hoa
Xây "lầu" trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Ghi nhớ:
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
- Đánh dấu từ ngữ tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn
2. Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4
Bài tập 1: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau
a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!
Trả lời
a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp (lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)
b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng
c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d) Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
e) Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
Bài tập 2. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
a) Lời của...............................
b) Dấu ngoặc kép dùng để...............................
Trả lời
Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của:
a) Lời của Bác Hồ.
b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.
Bài tập 3: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.
Trả lời:
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dòng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.
Bài tập 4: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau :
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại ; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….
Trả lời:
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một “gia tài” khổng lồ về sách các loại ; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….
- Tác dụng của từ ghép
- Từ láy toàn bộ là gì?
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Ví dụ từ láy toàn bộ
- Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi
- Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng"
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)
- Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
- Tìm từ láy chứa tiếng ngay
Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, trau dồi thêm kỹ năng giải bài tập, qua đó nắm được dấu ngoặc kép là gì và tác dụng của dấu ngoặc kép. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt truyện Những hạt thóc giống
- Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
- Từ là gì?
- Đặt câu với từ miêu tả tiếng cười
- Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1
- Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?
- Bài văn tả cơn mưa lớp 4
- Tả con chó lớp 4
- Đặt câu có từ trung thực
- Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
- Viết thư cho bạn kể về trường lớp của em
- Đặt câu với từ vi vu?