Bạn nhỏ trong bài thơ yêu những màu sắc nào? Mỗi màu sắc gợi ra trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ những hình ảnh gì?
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau: Sắc màu em yêu
3. Cùng luyện đọc
4. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Bạn nhỏ trong bài thơ yêu những sắc màu nào?
(2) Mỗi màu sắc gợi ra ttrong trí tưởng tượng của bạn nhỏ những hình ảnh gì?
(3) Bài thơ cho ta biết tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước như thế nào?
Bài làm:
(1) Bạn nhỏ yêu những màu sắc: màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đen, màu tím, màu nâu. Có thể nói bạn nhỏ trong bài yêu tất cả các màu sắc của cuộc sống.
(2) Mỗi màu sắc được nhắc đến đều gắn bó với những cảnh vật, con người mà bạn yêu quý. Đó chính là cuộc sống, là những gì gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam. Cụ thể là:
- Màu đỏ: gợi ra hình ảnh về màu máu con tim, màu lá cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên.
- Màu xanh: gợi ra hình ảnh về màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời.
- Màu vàng: gợi ra hình ảnh về màu của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng.
- Màu trắng: gợi ra hình ảnh về màu của trang giấy, hoa hồng bạch, của mái tóc bà.
- Màu đen: gợi ra hình ảnh về màu của hòn than, của đôi mắt và màn đêm yên tĩnh.
- Màu tím: gợi ra hình ảnh về màu của hoa cà, hoa sim; màu của chiếc khăn, của nét mực.
- Màu nâu: gợi ra hình ảnh về màu áo mẹ, màu đất đai, gỗ rừng.
(3) Bài thơ đã nói lên tình yêu quê hương đất nước của bạn nhỏ. Bài thơ gợi ra những cảnh vật thiên nhiên, màu sắc gắn bó với con người hàng ngày. Từ đó, giúp ta thêm yêu thương hơn cuộc sống quanh ta, yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát bức tranh sau đây và cho biết tranh vẽ cảnh gì?
- Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy...)
- Trong những câu nào dưới đây, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Đọc đoạn văn sau và xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn:
- Đặt câu với một từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở hoạt động 2 và viết vào vở.
- Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước)
- Quan sát bức tranh sau và cho biết: Tranh vẽ những ai? Tranh vẽ cảnh gì?
- Đọc cho người thân nghe đoạn mở bài và kết bài mà em đã viết. Viết thêm phần thân bài để tạo thành bài văn tả cảnh đẹp quê hương em
- Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân của nước ta
- Chơi trò chơi: "Giải ô chữ bí mật " Du lịch Việt Nam".
- Nhớ lại số sách báo em có và thống kê theo các loại sau: Sách học các môn học ở trường, sách truyện thiếu nhi, các loại sách khác.
- So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong câc trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.