Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P2)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là
- A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- B. quá trình lượng đổi dẫn đến chất đổi.
- C. xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- D. vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ.
Câu 2: Quan điểm nào phủ định sạch trơn sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật?
- A. Quan điểm duy tâm.
- B. Quan điểm siêu hình.
- C. Quan điểm biện chứng duy vật.
- D. Quan điểm biện chứng duy vật.
Câu 3: Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động của bên ngoài cản trở hoặc xoá bó sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật gọi là
- A. phủ định siêu hình.
- B. phủ định biện chứng.
- C. phương pháp luận siêu hình.
- D. phương pháp luận biện chứng.
Câu 4: Theo quan điểm Triết học Mác - Lê nin, phủ định biện chứng là
- A. không kế thừa cái cũ.
- B. xoá bỏ sự tồn tại của sự vật.
- C. cái mới ra đời nhằm xoá bỏ cái cũ.
- D. cái mới ra đời, kế thừa và tiến bộ hơn cái cũ.
Cầu 5: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do
- A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng
- B. sự tác động từ bên ngoài
- C. sự tác động từ bên trong.
- D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 6: Theo Triết học Mác - Lênin, xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó được gọi là
- A. Phủ định
- B. thay thế
- C. kế thừa
- D. khách quan
Câu 7: Sự vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?
- A. Phát triển.
- B. Thụt lùi.
- C. Tuần hoàn.
- D. Ngắt quãng.
Câu 8: Theo triết học Mác - Lênin phủ định là
- A. bác bỏ một điều gì đó.
- B. bỏ qua một sự vật nào đó.
- C. kế thừa sự vật nào đó. .
- D. xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó
Cầu 9: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do
- A. sự tác động của ngoại cảnh.
- B. sự tác động của con người.
- C. sự phát triên của bản thân sự vật, hiện tượng.
- D. sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng
Câu 10: Sau khi học xong bài 6 môn GDCD lớp 10, Bạn B cho rằng: “Cứ thay cái cũ bằng cái mới là sự phát triển rồi”. Theo em, bạn B nói đúng hay sai, vì sao?
- A. Bạn B nói đúng, vì thực chất của sự phát triển là cái mới ra đời.
- B. Bạn B nói sai, vì không phải cứ thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phát triển.
- C. Bạn B nói đúng, vì trong sự phát triển của sự vật bao giờ cũng có cái mới xuất hiện thay cái cũ.
- D. Bạn B nói sai, vì cái cũ và cái mới phải liên quan đến nhau thì sự thay thế đó mới là sự phát triển.
Câu 11: Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là
- A. tính khách quan.
- B. tính chủ quan.
- C. tính di truyền
- D. Tính truyền thống
Câu 12: Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lê-nin bàn về:
- A. nội dung của sự phát triển,
- B. điều kiện của sự phát triển.
- C. cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
- D. khuynh hướng vận động và phát triển của Sự vật, hiện tượng
Câu 13: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng đó là:
- A. Phủ định siêu hình
- B. Phủ định biện chứng
- C. Phương pháp luận siêu hình
- D. Phương pháp luận biện chứng
Câu 14: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây:
- A. Tính dân tộc và tính kế thừa
- B. Tính khách quan và tính thời đại.
- C. Tính khách quan và tính kế thừa.
- D. Tính truyền thống và tính hiện đại.
Câu 15: Nguyễn Văn A đi tù vì buôn bán ma túy. Sau thời gian cải tạo tốt, A đã được ra tù trước thời hạn và mong muốn được hòa nhập cộng đồng. Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về phát triển, em hãy lựa chọn cách ứng xử phù hợp?
- A. Chỉ nói chuyện xã giao và luôn cảnh giác đề phòng.
- B. Không nói chuyện với kẻ tù tội vì sợ người khác đánh giá.
- C. Không muốn quan hệ vì tội lỗi A gây ra là không thể tha thứ.
- D. Giúp A hòa nhập cộng đông vì A cải tạo tốt, được ra tù sớm chứng tỏ có tiên bộ.
Câu 16: Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự
- A. Phủ định sạch trơn
- B. Phủ định của phủ định
- C. Ra đời của các sự vật
- D. Thay thế các sự vật, hiện tượng.
Câu 17: Trong quá trình vận độ phát triển của sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định, Triết học gọi đó là:
- A. lượng đổi dẫn đến chất đổi
- B. sự phủ định của phủ định
- C. phủ định biện chứng
- D. phương pháp luận siêu hình
Câu 18: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?
- A. Học vẹt
- B. Lập kế hoạch học tập
- C. Ghi thành dàn bài
- D. Sơ đồ hóa bài học
Câu 19: V. I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thể giới phát triển đều đặn không va vấp, không đổi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”. Em hiệu câu nói đó như thể nào?
- A. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng.
- B. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng. .
- C. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy tròn ốc
- D. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.
Câu 20: Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của
- A. Phủ định biện chứng
- B. Phủ định siêu hình
- C. Phủ định quá khứ
- D. Phủ định hiện tại
Câu 21: Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?
- A. Người có lúc vinh, lúc nhục.
- B. Giấy rách phải giữ lấy lề
- C. Một tiền gà, ba tiền thóc
- D. Ăn cây nào, rào cây nấy
Câu 22: Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.
- B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu
- C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt
- D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân
Câu 23: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
- A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến
- B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến
- C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Câu 24: Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?
- A. Hết ngày đến đêm
- B. Hết mưa là nắng
- C. Hết hạ sang đông
- D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai
Câu 25: Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?
- A. Đầu tư tiền sinh lãi
- B. Lai giống lúa mới
- C. Gạo đem ra nấu cơm
- D. Sen tàn mùa hạ
Câu 26: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra
- A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
- B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
- C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
- D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
=> Kiến thức Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (P1)