Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P3)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây ?
- A. Học ở hệ tại chức.
- B. Học ở nơi nào mình muốn.
- C. Học ở bất cứ ngành nào.
- D. Học theo sở thích.
Câu 2: Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kỹ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lý hóa quy trình sản xuất, khiến năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào của dưới đây của mình ?
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền được phát triển.
- C. Quyền sáng tạo.
- D. Quyền lao động.
Câu 3: Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền học tập không hạn chế.
- B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- C. Quyền được phát triển.
- D. Quyền học tập theo sở thích.
Câu 4: Pháp luật nước ta quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền được phát triển.
- B. Quyền tinh thần.
- C. Quyền sáng tạo.
- D. Quyền văn hóa, giáo dục.
Câu 5: Nội dung quyền được phát triển của công dân bao gồm:
- A. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu và quyền được tự do phát triển tài năng.
- B. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tỉnh thần đầy đủ và quyền được khuyến khích, bồi dưỡng phát triển tài năng.
- C. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tỉnh thần đầy đủ và quyền học tập phát triển tài năng.
- D. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tỉnh thần theo nhu cầu và quyền được tập trung phát triển tài năng.
Câu 6: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa công cộng ở mọi nơi, là nội dung của:
- A. Quyền được bảo hộ bồi dưỡng để phát triển tài năng
- B. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- C. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
- D. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tỉnh thần theo nhu cầu.
Câu 7: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân ?
- A. Học thường xuyên, học suốt đời.
- B. Học ở nhiều hình thức khác nhau.
- C. Học không hạn chế.
- D. Học khi có điều kiện.
Câu 8: Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy, vừa theo học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào của công dân ?
- A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.
- B. Quyền được phát triển toàn diện.
- C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- D. Quyền tự do học tập.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?
- A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.
- B. Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí.
- C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
- D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
Câu 10: Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền được phát triển.
- B. Quyền được tham gia.
- C. Quyền được học tập.
- D. Quyền được sống còn.
Câu 11: Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây ?
- A. Học ở trường tư thục.
- B. Học ở hệ tại chức.
- C. Học ở hệ từ xa.
- D. Học ở các trường khác.
Câu 12: Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, X được vào học Trường Trung học phổ thông Chuyên của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền học không hạn chế.
- B. Quyền học suốt đời.
- C. Quyền được phát triển.
- D. Quyền tự do học tập.
Câu 13: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Tr. tiếp tục vào học Đại học. Vậy Tr. Đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền thường xuyên, học suốt đời.
- B. Quyền tự do học tập.
- C. Quyền học không hạn chế.
- D. Quyền được phát triển.
Câu 14: Pháp luật nước ta một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng khoa học tiến bộ, mặt khác luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân thông qua:
- A. Các quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân
- B. Các chế tài trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân.
- C. Các chế độ trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân.
- D. Các nôi quy trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân.
Câu 15: Những trường hợp đặc biệt, phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, rút ngắn thời gian, là nội dung của:
- A. Quyền được bảo hộ bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- B. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- C. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
- D. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tỉnh thần theo nhu cầu.
Câu 16: H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền học tập theo sở thích.
- B. Quyền học tập không hạn chế.
- C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng phát triển tài năng.
- D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.
Câu 17: Kh. rất say mê nhạc cụ dân tộc, giành giải Ba trong cuộc thi quốc gia và được đặc cách nhận vào học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Kh. đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền học không hạn chế.
- B. Quyền thường xuyên, học suốt đời.
- C. Quyền được phát triển.
- D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 18: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền được phát triển của công dân?
- A. Bố mẹ không cho An đi học khiêu vũ (mặc dù em có năng khiếu) vì bố mẹ nghĩ theo nghệ thuật sẽ khổ
- B. Anh A có năng lực chuyên môn giỏi nên lãnh đạo tạo điều kiện cho đi học nước ngoài theo ý nguyện.
- C. Ông bà Mai tham gia chương trình “Vui khỏe có ích” trên truyền hình.
- D. Nam học giỏi vượt bậc nên em đã không học mầm non mà học luôn bậc Tiểu học.
Câu 19: Trường hợp nào dưới đây thực hiện đúng quyền được phát triển của công dân?
- A. Anh A có năng lực chuyên môn giỏi nên bị lãnh đạo sa thải
- B. Bố mẹ cho An đi học khiêu vũ vì em có năng khiếu
- C. Ông bà Mai cấm các con tham gia chương trình "Tìm kiếm người mẫu tài năng" trên truyền hình
- D. Nam là con giáo viên nên em đã không học mầm non mà học luôn bậc tiểu học.
Câu 20: Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm:
- A. giáo dục, bỏi dưỡng và phát triển tài năng của công dân.
- B. giáo đục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
- C. đáp ứng và báo đảm nhu cầu học tập của mỗi người,
- D. tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của công dân.
Câu 21: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm:
- A. các quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ.
- B. quyền phát triển cá nhân, quyền tác giả quyền sở hữu.
- C. quyền tìm hiểu khoa học, quyền sở hữu, khám phá cái mới.
- D. quyền tự do sáng tác, quyền phát triển cá nhân. .
Câu 22: Nội dung nào sau đây thuộc quyển sáng tạo của công dân?
- A. Công dân được quyền thường thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
- B. Công dân được quyền phát triển tài năng của mình.
- C. Công đân được quyền sáng tạo các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
- D. Công dân được học tập, tìm hiểu công trình khoa học.
Câu 23: Khẳng định: Công dân có quyển sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thuộc
- A. khái niệm quyền sáng tạo.
- B. ý nghĩa quyền sáng tạo.
- C. biểu hiện quyền sáng tạo.
- D. nội dung quyền sáng tạo.
Câu 24: Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân?
- A. Công dân được hưởng sự chăm sóc y tế.
- B. Công dân là trẻ em phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- C. Công dân là trẻ em phải được phòng bệnh.
- D. Mọi công dân phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏc ban đầu.
Câu 25: Quyền được phát triển của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?
- A. Công dân được hưởng đời sống đầy đủ nhất theo mơng muốn của mình.
- B. Tất cả công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng
- C. Công dân có quyển được khuyến khích, bỗi dưỡng để phát triển tài năng.
- D. Công dân có quyền học suốt đời để phát triển khả năng của mình
=> Kiến thức Bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 14)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P3)
- Trắc nghiệm bài 3 công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD 12 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm bài 2 thực hiện pháp luật GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P2)