Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ
21 lượt xem
Câu 1: Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2
Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là một lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu-skin có gì đặc biệt?
Bài làm:
- Mở đầu bài thơ nhà thơ ngỏ lời “tôi yêu em” tiếng nói ấy được nhà thơ cất giữ bao lâu và đến khi bày tỏ thì nó đã bị từ chối, nhưng trái tim vốn chẳng nghe lời khi nó luôn có hình bóng ai đó. Điệp khúc "tôi yêu em" làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Tám dòng thơ mà có đến ba lần điệp khúc tôi yêu em được láy đi láy lại ở dòng 1, 5, 7 và từng dòng thơ để nhấn mạnh ý. Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ, nó vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, vững bền của tình yêu thi sĩ đối với người yêu.
- Bài thơ chính là lời từ giã cho một tình yêu không thành, bởi năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn và bị từ chối, trong đau khổ mà lại còn rất yêu ông đã sáng tác bài thơ này để bày tỏ nỗi lòng của mình. Dù bị từ chối nhưng ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai nghĩa là nó vẫn còn trong trái tim nhà thơ.
- Tuy nhiên nhà thơ biết rằng người con gái ấy không yêu mình vậy nên nhà thơ thà chịu đau một mình chứ không để cô gái mình yêu phải buồn bã hay khó xử. Lời từ giã xuất phát từ ý chí và con tim của nhà thơ, tuy rằng vẫn còn rất nhiều tình cảm nhưng nhà thơ đành buông tay. Tuy vậy, nhà thơ rất cao thượng với tình yêu của mình, tuy bị từ chối nhưng vẫn cầu mong những điều tốt đẹp cho người yêu của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
- Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Nội dung chính bài Từ ấy
- Khi phân tích nội dung câu cách ngôn "Thất bại là mẹ thành công", anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu
- Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
- Nội dung chính bài Tràng Giang
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Một thời đại trong thi ca
- Soạn văn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta
- Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài nghị luận bác bỏ quan niệm cho rằng:"Thanh niên, học sinh thời nay...tuổi trẻ hội nhập"