Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Khái quát diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận.
b) Giai đoạn 2 (từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945): quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc
Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Khái quát diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận.
- Nêu những tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh.
- Trình bày suy nghĩ của em về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Bài làm:
Diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận:
- Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.
- Ở mặt trận Xô - Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.
- Ở một trận Bắc Phi, tháng 5 - 1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mĩ - Anh, quân Đức và I-ta -li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6 - 6 -1944, Liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
- Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin. đêm mồng 8 rạng sáng 9 - 5 - 1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.
- Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế.
- Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh:
Việc Mĩ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, đã tạo bước chuẩn bị cho việc tấn công Đức, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.
Về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản:
Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc thông tin, quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết những nét nổi bật về kinh tế, xã hội, tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát, hãy: Giải thích vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh
- Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau:
- Hãy kể tên hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới và cho biết các quốc gia đó nằm ở châu lục nào.
- Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế. Nêu một số hình thức hợp tác ở ASEAN.
- Tìm hiểu những nội dung hợp tác của Cộng đồng kinh tế AEC - một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN
- Soạn bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Khoa học xã hội 8 bài 1: Biển đảo Việt Nam
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy miêu tả hình 4 và cho biết hình ảnh đó diễn tả điều gì.
- Quan sát các hình ảnh và cho biết: Những hiểu biết của em về hai nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5.
- Trước nguy cơ xâm lược từ chủ nghĩa thực dân phương Tây, các nước châu Á mà em tìm hiểu đang ở tình trạng như thế nào?
- Giải thích vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định đi tìm con đường cứu nước. Trình bày trên lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành