Gạch dưới câu cảm thán trong những đoạn trích sau:
3. Tìm hiểu về câu cảm thán
a) Gạch dưới câu cảm thán trong những đoạn trích sau:
(1) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
(Nam Cao, Lão Hạc)
(2) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ , Nhớ rừng)
Bài làm:
Câu cảm thán:
(1) Hỡi ơi lão Hạc!
(2) Than ôi!
Xem thêm bài viết khác
- Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình.
- Tâm trạng của nhà thơ thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? Theo em, tiếng chim tu hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Qua văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã thể hiện quan điểm về cách mở rộng vốn hiểu biết của mỗi người như thế nào?
- Em học được điều gì ở cách hành văn của Ru – xô trong đoạn trích Đi bộ ngao du?
- Mục đích của văn bản tường trình là gì?
- Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận (làm tại lớp)
- Chọn một bài văn nghị luận gần đây của em và đưa thêm yếu tố biểu cảm vào một đoạn cụ thể cho phù hợp. Nhận xét về sức thuyết phục của đoạn văn vừa được bổ sung yếu tố biểu cảm so với đoạn văn trước.
- Nếu cần bình chọn một văn bản nghị luận đặc sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em chọn văn bản nào?
- Những vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?
- Đọc các bài thơ, khổ thơ sau và chỉ ra cách gieo vần, cách ngắt nhịp, mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kế nhau:
- Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?