Tính cách của ông Giuốc – đanh được khắc họa ở mỗi cảnh có sự phát triển như thế nào? Ông đã bị lợi dụng ra sao?
d) Tính cách của ông Giuốc – đanh được khắc họa ở mỗi cảnh có sự phát triển như thế nào? Ông đã bị lợi dụng ra sao?
Bài làm:
- Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện:
Ông Giuốc-đanh hám danh đến mức cứ cái gì dính líu đến quý tộc để ông giống được quý tộc là ông mê và làm theo ngay. Vì thế, đi bít tất chật, bị đứt mất hai mắt, nhưng nghe phó may phỉnh vài lời: Nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ thì ông Giuốc- đanh xuôi tai liền.
Tính cách học đòi làm sang của ông thể hiện rất rõ trong việc học đòi cách ăn mặc của những bậc quý phái. Rõ ràng ông chẳng hiểu gì về trào phục, nhưng lại ham muốn làm quý tộc, nên ông bất chấp tất cả, cứ thuê may và cứ mặc.
Khi nhận thấy hoa bị may ngược, Ông Giuốc-đanh đã chê trách bác phó may. Nhưng khi nghe bác phó may đã nhanh trí bịa ra chuyện những người quý phái đều mặc áo ngược hoa hết thì ông đã tin ngay và để được coi là quý phái, ông Giuốc-đanh ưng thuận mặc áo ngược hoa.
- Ở cảnh sau, tính cách trưởng giả học làm sang của ông tiếp tục được thể hiện rõ hơn và bị đám thợ phụ lợi dụng:
Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục, tay thợ phụ tôn ông Giuốc-đanh là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng cứ mặc lễ phục vào là nghiêm nhiên trở thành quý phái. Chúng tiếp tục xu nịnh ông bằng những danh xưng Ông lớn, Cụ lớn, Đức ông! Ông Giuốc-đanh lấy làm khoái chí với những tiếng tôn xưng ấy và liên tục móc tiền để ban thưởng.
Ông Giuốc-đanh thấy không tôn minh lên nữa thì nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Rõ ràng, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cải bản chất tham tiền và hà tiện của ông!
Xem thêm bài viết khác
- Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả? Văn lớp 8
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Phát hiện và sửa các câu mắc lỗi lô – gic trong đoạn văn sau :
- Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?
- Đọc hiểu hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu:
- Soạn văn 8 VNEN bài 23: Nước Đại Việt ta
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Theo em, thế nào là hài kịch?
- Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Vì sao?
- Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc.
- Hai câu sau có khác nhau về nội dung không? Vì sao?
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I?
- Tham khảo các thể hiện tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh để viết đoạn văn nói về tình yêu quê hương của em.