Giải câu 5 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại

2 lượt xem

Câu 5. (Trang 95 SGK) Cho lá sắt vào

a) dung dịch H2SO4 loãng.

b) dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Bài làm:

a) Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy khí thoát ra và bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt; bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt tăng dần làm giảm diện tích tiếp xúc giữa thanh sắt với dung dịch H2SO4 do đó khí thoát ra giảm dần và ngừng hẳn.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

b) Khi cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4, đầu tiên xảy ra phản ứng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu tạo thành bám trên bề mặt thanh sắt được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học. Lá sắt bị ăn mòn dần, bọt khí H2 thoát ra ở Cu

  • Ở điện cực âm, Fe bị ăn mòn theo phản ứng:

Fe → Fe2+ + 2e

  • Ở điện cực dương, ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron:

2H+ + 2e → H2

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội