Giải câu 5 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
Câu 5. (Trang 95 SGK) Cho lá sắt vào
a) dung dịch H2SO4 loãng.
b) dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Bài làm:
a) Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy khí thoát ra và bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt; bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt tăng dần làm giảm diện tích tiếp xúc giữa thanh sắt với dung dịch H2SO4 do đó khí thoát ra giảm dần và ngừng hẳn.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
b) Khi cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4, đầu tiên xảy ra phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu tạo thành bám trên bề mặt thanh sắt được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học. Lá sắt bị ăn mòn dần, bọt khí H2 thoát ra ở Cu
- Ở điện cực âm, Fe bị ăn mòn theo phản ứng:
Fe → Fe2+ + 2e
- Ở điện cực dương, ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron:
2H+ + 2e → H2
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 9 hóa học 12:: Amin
- Giải câu 1 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- Cho biết thí dụ về một số ngành sản xuất nhiên liệu quan trọng?
- Giải bài 2 hóa học 12: Lipit
- Giải câu 3 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime
- Giải câu 4 Bài 13: Đại cương về polime
- Giải câu 2 Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Giải bài 28 hóa học 12: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường.
- Giải câu 4 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giải câu 4 bài 6 Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
- Giải bài 32 hóa học 12: Hợp chất của sắt