Giải GDQP- AN 12 bài 6 GDQP- AN 12 bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

14.788 lượt xem

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài Giải GDQP- AN 12 bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường nhằm hoàn thiện đáp án các câu hỏi.

Câu 1 trang 64 sgk GDQP- AN lớp 12

Nêu ý nghĩa, yêu cầu các tư thế, động tác vận động cơ bản trong chiến đấu

Bài làm:
1. Ý nghĩa

Tư thế, vận động là những tác động cơ bản thường vận dụng trong chiến đấu để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch

2. Yêu cầu

- Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội, vận động các tư thế vận động phù hợp

- Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật

Câu 2 trang 64 sgk GDQP- AN lớp 12

Tại sao lại phải luôn quan sát địch, địa hình và đồng đội khi vận động?

Bài làm:

Phải luôn quan sát địch, địa hình và đồng đội khi vận động vì:

  • Luôn quan sát địch để tránh đòn tấn công của địch và lợi dụng sơ hở của địch để tiêu diệt địch.
  • Luôn quan sát địa hình để có các tư thế, động tác phù hợp trên loại địa hình đó, đảm bảo di chuyển nhanh và tránh bị đich phát hiện
  • Quan sát đồng đội để vận động khoảng cách hợp lý, hỗ trợ hiệp đồng tác chiến và cứu giúp nhau khi có thiệt hại bị địch tấn công.

Câu 3 trang 64 sgk GDQP- AN lớp 12

Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn, vọt tiến

Bài làm:

Trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn, vọt tiến:

  • Đi khom: Thường vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù địch khó phát hiện
  • Chạy khom: Thường được vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác
  • Bò cao: Thường được vận dụng trong trường hợp ở nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao hơn tư thế người ngồi, vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch, ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá khô…cần phải dùng tay để dò mìn
  • Lê: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng
  • Trườn: thường được vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm
  • Vọt tiến: thường được vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực.

Câu 4 trang 64 sgk GDQP- AN lớp 12

Tại sao khi đi khom, chạy khom khi tiến không được nhấp nhô?

Bài làm:

Khi đi khom, chạy khom khi tiến không được nhấp nhô là vì:

- Vì trong quá trình đi khom chạy khom và tiến nếu ta nhấp nhô thì sẽ lộ phần cơ thể của mình ra thì địch sẽ phát hiện được.

- Quá trình đi khom, chạy khom và tiến nếu nhấp nhô thì chúng ta không giữ được bí mật của mình mà địch sẽ nhận được trong quá trình di chuyển đến mục tiêu.

Câu 5 trang 64 sgk GDQP- AN lớp 12

Tại sao khi trườn không được đưa súng lên quá đầu?

Bài làm:

Khi trườn không được đưa súng lên quá đầu vì:

- Đối với động tác trườn súng được đặt ngang vai để thuận tiện cho việc thực hiện động tác và lấy súng.

- Khi đưa súng lên quá đầu có thể làm cho địch dễ phát hiện

Giải GDQP- AN 12 bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường được VnDoc chia sẻ trên đây. Giải giáo dục quốc phòng 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn GDQP 12 với phần đáp án rõ ràng, đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức. Trong Tài liệu học tập lớp 12 các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh, tin học,... 

Cập nhật: 05/01/2023
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội