Câu 3: Trang 28 sgk GDQP-AN lớp 12

  • 1 Đánh giá

Câu 3: Trang 28 sgk GDQP- AN lớp 12

Hãy nêu những biện pháp chủ yếu xây dung nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Bài làm:

Những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay

* Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng - an ninh:

  • Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia, tác động tích cực và trực tiếp đến nhận thức của toàn dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh của đất nước ; là một biện pháp cơ bản để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng, an ninh.
  • Nội dung cần tập trung: Quán triệt những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quốc phòng an ninh ; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng : quyền lợi, nghĩa vụ của công dân đối với xây dựng nền quốc phòng và an ninh : truyền thống, kinh nghiệm trong dựng nước và giữ nước của dân tộc : đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh cùng những kiến thức về quốc phòng, quân sự, an ninh cần thiết khác.
  • Đối tượng giáo dục: toàn dân, trước hết là cán bộ, đảng viên, những người công tác trong các cơ quan, đoàn thể, trường học; thế hệ trẻ học sinh. sinh viên.
  • Các cấp, các ngành cần hoàn thiện nội dung, chương trình, cơ chế, chính sách, đáp ứng mục đích, yêu cầu thiết thực.

* Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước là yêu cầu tất yếu đảm bảo xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh.
  • Vai trò đó phải được thể hiện toàn diện trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được cụ thể hoá ở chiến lược kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
  • Ngoài việc Đăng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Đảng còn phải lãnh đạo bao quát xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, từ quyết định các vấn đề chiến lược quốc phòng, an ninh đến lãnh đạo triển khai xây dựng các vùng chiến lược, các khu vực phòng thủ, hậu phương chiến lược, căn cứ hậu phương và thực hiện các chính sách quốc phòng, an ninh..
  • Để nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, Nhà nước cần thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc thành pháp luật, nghị định một cách hệ thống, đồng bộ ; có cơ chế điều hành, tổ chức thực hiện và phương pháp quản lý chặt chẽ, phù hợp.

* Không ngừng nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là quân đội và công an

  • Các lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm : Quân đội nhân dân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và Công an nhân dân.
  • Quân đội và công an - nòng cốt của các lực lượng vũ trang, đang được xây dựng theo phương hướng "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ. từng bước hiện đại". Trong đó nâng cao chất lượng tổng hợp, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở là quan trọng nhất.
  • Về chính trị trong xây dựng quân đội, công an, yêu cầu hàng đầu là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân ; giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt các lực lượng vũ trang.
  • 899 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021