Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 bài 3 GDQP 12 bài 3 Tổ chức quân đội và công an nhân dân

  • 1 Đánh giá

Lý thuyết GDQP 12 bài 3 - Tổ chức quân đội và công an nhân dân được giáo viên KhoaHoc biên soạn và đăng tải chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và tìm hiểu bài học.

Lý thuyết GDQP 12 bài 3

I. Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Quân đội nhân dân Việt Nam của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; được tổ chức theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở

b. Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Bộ Quốc phòng.
  • Các cơ quan Bộ Quốc phòng.
  • Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Các bộ, ban chỉ huy quân sự

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Bộ Quốc phòng

- Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu.

- Chức năng: quản lý, chỉ đạo, chỉ huy.

b. Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp

- Khái niệm: Là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang .

- Chức năng:

+ Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu.

+ Điều hành các hoạt động quân sự.

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức nắm chắc tình hình.

+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung.

+ Tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ.

+ Điều hành các hoạt động quân sự.

c. Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

- Chức năng: Đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị .

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp về công tác Đảng, công tác chính trị.

+ Đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo,kiểm tra cấp dưới thực hiện.

d. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

- Chức năng: Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, đề xuất.

+ Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần.

e. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp

- Chức năng:

+ Bảo đảm vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu đề xuất.

+ Bảo đảm kỹ thuật.

g. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng

- Chức năng: Quản lý các cơ sở sản xuất quốc phòng.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, đề xuất.

+ Chỉ đạo các đơn vị sản xuất.

h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng

- Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ một số tỉnh (thành phố) tiếp giáp nhau có liên quan về quốc phòng.

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Chỉ đạo công tác quốc phòng;

+ Xây dựng tiềm lực quân sự;

+ Chỉ đạo lực lượng vũ trang.

- Quân đoàn

Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật. Là lực lượng thường trực của quân đội.

- Quân chủng.

Bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định như: Hải quân, Phòng không - Không quân.

- Binh chủng:

Chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu như: Pháo binh, Thông tin, Đặc công, ...

i. Bộ đội Biên phòng.

- Là bộ phận của Quân đội nhân dân

- Chức năng: làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia.

3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

a) Những quy định chung

b) hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sũ Quân đội nhân dân Việt Nam

c) Quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

II. CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

a. Tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

Công an gồm: Lực lượng An ninh và Cảnh sát.

b. Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

- Bộ Công an.

- Các cơ quan Bộ Công an.

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh

- Công an xã, phường, thị trấn

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân Việt Nam

a) Bộ Công an

  • Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công an đứng đầu.
  • Chức năng : Quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an.

b) Tổng cục Xây dựng lực lượng

  • Là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an.

c) Tổng cục An ninh I

  • Là lực lượng nòng cốt của công an, có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh đối ngoại, đầu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.

d) Tổng cục An ninh II

  • Là lực lượng nòng cốt của công an, có nhiệm vụ năm chắc tình hình liên quan đến an ninh đổi nội, đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.

đ) Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm

  • Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội

e) Tổng cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự, an toàn xã hội

  • Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ quân lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội (các lĩnh vực quản lí hộ khẩu, giao thông, phòng cháy chữa cháy...).

f) Tổng cục Tình báo

  • Là lực lượng đặc biệt, hoạt động bí mật ở cả trong và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia.

g) Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp

  • Là lực lượng quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù và hỗ trợ tư pháp; quản lý các trại giam, cơ sở giáo dục trại tam giam, nhà tạm giữ, quản chế hành chính.

h) Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

  • Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị phương tiện kĩ thuật cho các lực lượng của Bộ Công an. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an.

i) Bộ Tư lệnh cảnh vệ

  • Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng. Nhà nước, các đoàn khách, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại Việt Nam an toàn tuyệt dối.

k) Bộ Tư lệnh cảnh sát vũ trang

  • Là lực lượng sẵn sàng cơ động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện quan trọng của đất nước.

I) Văn phòng

  • Là cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng Bộ Công an nắm chắc tình hình, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp về mọi mặt của ngành công an.

m) Thanh tra:

  • Có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lí nhà nước của ngành công an

n) Công an xã

  • Là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lí, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của công an cấp trên.

3. Cấp hiệu, phù hiệu, quân hiệu của Công an nhân dân Việt Nam

a) Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân

- ST quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ :

+ Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc.

+ Sĩ quan cấp tá có 4 bậc.

+ Sĩ quan cấp uý có 4 bậc.

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật :

+ Sĩ quan cấp tá có 3 bậc.

+ Sĩ quan cấp úy có 4 bậc.

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn:

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

+ Chiến sĩ có 2 bậc.

b) Công an hiệu, cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam

Xem phụ lục cuối sách.

  • 2.406 lượt xem