Giải GDQP- AN 12 bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc Giải GDQP- AN 12 bài 9

  • 1 Đánh giá

Giải GDQP- AN 12 bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trang 82 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm cách giải chi tiết, cụ thể và dễ hiểu giúp cho học sinh sẽ nắm được nội dung bài học tốt hơn, hiệu quả hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé.

A. Phần lý thuyết

I. Những vấn đề chung về an ninh quốc gia

1. Bảo vệ an ninh quốc gia

  • Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
  • Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đổi ngoại, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

  • Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • Bảo vệ an ninlh về tư tưởng, văn hoá, khỏi dai doàn kết toàn dân tộc. quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đổi ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
  • Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
  • Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm và nguy cơ de doa an ninh quốc gia.

3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ: Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành.

  • Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng.
  • Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước.
  • Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.
  • Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá.

b. Bảo vệ an ninh kinh tế

  • Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường.
  • Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh.

c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng

  • Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng.
  • Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.
  • Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hoá, văn nghệ.

d. Bảo vệ an ninh dân tộc

  • Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc.

e. Bảo vệ an ninh tôn giáo

  • Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng.
  • Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo.
  • Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

g. Bảo vệ an ninh biên giới

  • Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển.
  • Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới.

h. Bảo vệ an ninh thông tin

  • Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật.
  • Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước.
  • Ngăn chặn các hoạt động khai thác, dò tìm để đánh cắp thông tin trên mạng.

II. Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kì mới

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 86 sgk GDQP- AN lớp 12

Trình bày nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 86 sgk GDQP- AN lớp 12

Nêu những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 86 sgk GDQP-AN lớp 12

Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

=> Xem hướng dẫn giải

Giải GDQP- AN 12 bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn trả lời câu hỏi chi tiết, các em sẽ dễ dàng nắm chắc bài và hoàn thiện tốt bài tập GDQP-AN. Chúc các em học tốt.

  • 1.811 lượt xem