Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 bài 2 GDQP 12 bài 2 Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

  • 1 Đánh giá

Lý thuyết GDQP 12 bài 2 - Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được giáo viên KhoaHoc biên soạn và đăng tải chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và tìm hiểu bài học.

Lý thuyết GDQP 12 bài 2

I. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới.

a. Khái niệm cơ bản về quốc phòng – an ninh

  • Quốc phòng là công việc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng.
  • Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “của dân, do dân, vì dân”
  • An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của quốc gia
  • An ninh nhân dân là sự nghiệp của toàn dân, do dân tiến hành

b. Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng

  • Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựn chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
  • Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế.
  • Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.
  • Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà n­ước và của toàn dân.
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

2. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kì mới

a. Đặc điểm

  • Là nền quốc phòng toàn dân, an ninh của dân là nền quốc phòng, an ninh "của dân, do dân, vì dân"
  • Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng
  • Sức mạnh nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở để triển khai một chiến lược tổng hợp bảo vệ Tổ quốc.
  • Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại.
  • Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.

b. Mục đích

  • Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
  • Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ;
  • Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
  • Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc;
  • Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…;
  • Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình…

c. Nhiệm vụ

* Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân:

  • Trong hoà bình, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • Trong chiến tranh, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống của nhân dân.
  • Thường xuyên ngăn chặn, đánh bại mọi âm mưu và hành động “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.

* Nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân

  • Giữ vừng sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động, mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội trên cả nước,
  • Đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại, lật đỗ chế độ của các thẻ lực phán động, thù dịch trong nước cũng như các tội phạm khác để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bao vệ chính quyền của nhân dân.
  • Giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những thành quả chung của xã hội và tính mạng, tài sản của mỗi gia đình và công dân.

d. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

- Là xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

+ Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

  • Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần
  • Xây dựng tiềm lực kinh tế
  • Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ
  • Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh

+ Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

  • Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thể trận an ninh nhân dân trong một tổng thể thống nhất và phù hợp với thế bố trí chiến lược về kinh tế – xã hội.
  • Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế trên cơ sở quy hoạch các vùng dân cư theo nguyên tắc bảo vệ đi đối với xây dựng đất nước.
  • Xây dựng phương án, bổ trí hậu phương chiến lược, hậu phương vùng hướng chiến lược và căn cứ hậu phương các cấp tạo chỗ dựa vững chắc cho thế trận quốc phòng, an ninh.
  • Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh.
  • Tổ chức xây dựng “Kế hoạch phòng thủ dân sự", bảo đảm an toàn và phòng tránh có hiệu quả.
  • Xây dựng phương án, triển khai các lực lượng chiến đấu sẵn sàng đối phó với mọi tình huống
  • Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và cải tạo địa hình, xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trọng điểm

e. Những bện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay

  • Tăng c­ường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
  • Tăng cư­ờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà n­ước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng, an ninh.
  • Không ngừng nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân nòng cốt là quân đội và công an.

3. Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

  • Tích cực học tập, rèn luyện, xây dựng niềm tin, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chế độ, góp sức xây dựng đất nước.
  • Nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng phải đi đôi với bảo vệ đất nước.
  • Tự giác, tích cực học tập, nắm vững kiến thức QPAN; tích cực tham gia các hoạt động về QPAN.
  • Chấp hành nghiêm pháp luật và quy định của nhà trường.
  • 3.158 lượt xem