Giải sinh 10 bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
14 lượt xem
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành Sinh học lớp 10. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Xác định được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
- Vẽ được các tế bào ở các kì của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
II. Chuẩn bị
- Kính hiển vi quang học có vật kính x 10 x 40, thị sinh x 10 và x 15
- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.
II. Nội dung và cách tiến hành
- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.
- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.
- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x 40.
- Vẽ tế bào ở một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.
IV. Thu hoạch
1. Ảnh các kì nguyên phân ở rễ hành
2. Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân
- Kì đầu:
- NST kép co ngắn, đóng xoắn
- Màng nhân, nhân con biến mất
- Trung tử tiến về hai cực của tế bào, thoi tơ vô sắc dần hình thành
- Kì giữa:
- Thoi tơ vô sắc hình thành
- NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau:
- Hai cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối:
- NST đơn dãn xoắn
- Màng nhân, nhân con xuất hiện
- Kết thúc kì cuối cũng là hoàn thành quá trình phân chia vật chất di truyền
- Kết quả:
- Từ tế bào 2n NST thành 2 tế bào 2n NST
- Đặc điểm:
- Từ 1 tế bào 2n => 2 tế bào 2n
- Các tế bào tạo ra có thể tiếp tục nguyên phân.
3. Trả lời câu hỏi: Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?
Mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do:
- Góc độ quan sát khác nhau.
- Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.
Xem thêm bài viết khác
- Virut thực vật lan truyển theo con đường nào?
- Giải bài 32 sinh 10: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Nêu cấu trúc và chức năng của lizoxom.
- Cấu tạo và chức năng của riboxom.
- Giải bài 5 sinh 10: Protein
- Ý nghĩa của nguyên phân
- Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể
- Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gongi.
- Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau
- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
- Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?
- Trình cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.