Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
Câu 5: Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
Bài làm:
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…).
Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.
Trong khi đó, trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời. Nên từ rất lâu, người dân đã khai hoang và định cư tại khu vực này.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á Địa lí 8 trang 25
- Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?
- Địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu sự tác động của ngoại lực nào?
- Bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
- Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- Nêu tên và sự phân bố các kiều hộ sinh thái rừng nước ta.
- Cách nhận xét biểu đồ tròn
- Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có mức thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
- Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.
- Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á?
- Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua, cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào?