Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
Câu 5: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
Bài làm:
- Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới l00 mm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm).
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Xem thêm bài viết khác
- Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
- Cách nhận xét biểu đồ tròn Địa lý 8
- Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào Địa lí 8
- Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau.
- Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thực hành bài 4: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á Địa lí 8 trang 14
- Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km?
- Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.
- Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào.
- Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
- Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
- Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Địa lí 8