Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có). kết quả, ý nghĩa
Phần luyện tập và vận dụng
1/ Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.
2/ Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?
3/ Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet để biết hiện nay có những con đường, trường học, di tích lịch sử nào,... được mang tên Hai Bà Trưng, Lý Bí và Mai Thúc Loan. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?
Bài làm:
1/
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Khởi nghĩa Bà Triệu | Khởi nghĩa Lí Bí | Khởi nghĩa Mai Thúc Loan | Khởi nghĩa Phùng Hưng | |
Thời gian bùng nổ | Năm 40 - 43 | Năm 248 | Năm 542 - 602 | Năm 713 - 722 | Cuối thế kỉ VIII |
Nơi đóng đô | Mê Linh | Căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá) | Đóng đô ở vùng của sông Tô Lịch (Hà Nội) | Xây thành Vạn An (Nghệ An) | Phủ Tống Bình (Hà Nội |
Kết quả | Thắng lợi | Thất Bại | Thắng lợi | Thắng lợi | Thắng lợi |
Ý nghĩa | Nền độc lập dân tộc được khôi phục. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam. | Không chỉ làm rung chuyển đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí | Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no | Là cuộ khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc | Khẳng định quyết tân giành lại đọc lập, tự chủ của người Việt, mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau |
2/ Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta:
Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã rất anh dũng, kiên cường chống trả lại quân xâm lược. Có một ý chí lớn mạnh không chịu khuất phục, gục ngã trước sự tàn bạo, độc ác của quân độ hộ. Tất cả chứng tỏ nhân dân ta đoàn kết, đồng lòng và có tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt.
3/
* Một số tên trường, tên đường mang tên các vị anh hùng:
Trường THPT Mai Thúc Loan ở Xã Thạch Châu - Huyện Lộc Hà - Tỉnh Hà Tĩnh
- Đường Hai Bà Trưng nằm ở quận 1 và quận 3 TP.HCM, đường Hai Bà Trưng ở Hà Nội
- Trường mầm non Lý Bôn ở Cao Bằng
* Ý nghĩa: Thể hiện sự biết ơn, tôn thờ các vị vua, vị anh hùng có công với dân với nước. Đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ giữ gìn và xây dựng đất nước để xứng đáng với công lao ấy
Xem thêm bài viết khác
- Thế nào là tư liệu truyền miệng
- Xác định trên bản đồ hình 2 phạm vi của đới thiên nhiên trên Trái Đất
- Em hãy vẽ mô tả đường đi từ nhà em tới trường và trình bày trước lớp
- Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên
- Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao gì đối với lịch sử dân tộc?
- Nhận xét hình dạng lưới chiếu của bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 107
- Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào?
- [Kết nối tri thức] Giải địa lí 6 bài: Câu hỏi và bài tập chương 1
- Em hãy cho biết nơi phân bố rừng nhiệt đới
- Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật?
- Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
- [Kết nối tri thức] Giải địa lí 6 bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà