Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích
Câu 1: (Trang 76 - SGK Ngữ văn 10) Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:
a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.
b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn Pau-tốp-xki:
Một hôm Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
Bài làm:
a. Nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong đoạn văn được trích từ đoạn Ra-ma buộc tội sau.
"Nghe những lời đó, Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ. Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mắt những người khác : “…
- ’’Yếu tố miêu tả có trong đoạn trích trên là : “Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ’’ ; “người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng’’. Yếu tố biểu cảm sử dụng trong đoạn trích này đã làm nổi bật lên tâm trạng, tính cách của nhân vật.
- Chi tiết miêu tả Xi-ta cho ta thấy nàng rất đau đớn, đồng thời giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp vô cùng thánh thiện của nàng. Yếu tố biểu cảm cho thấy tâm trạng khó xử của Ra-ma. Chàng phải đứng trên tư cách của một vị vua anh hùng, đồng thời là trên tư cách một người chồng, do đó phải lựa chọn một cách ứng xử phù hợp.
b. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã "kể chuyện" bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suy ngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...".
Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp người đọc cảm nhận một vẻ đẹp tinh tế của mùa thu.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Tìm sự tương đồng giữa đoạn thơ sau đây của “Truyện Kiều” và chỉ ra điểm tương đồng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.
- Soạn văn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
- Nội dung yêu nước được thể hiện như thế nào qua các tác phẩm Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung
- Trong đoạn văn đối thoại trích trong: " Chiến thắng Mtao Mxây" mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có khác với lời thoạt hàng ngày. Chỉ ra sự khác nhau đó.
- Nội dung chính bài Nhàn
- Nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão