Khoa học tự nhiên 7 bài 1 Giải KHTN 7 VNEN bài 1
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài Khoa học tự nhiên 7 bài 1 được đăng tải trong bài viết dưới đây nhằm hoàn thiện đáp án cho các câu hỏi đồng thời nâng cao kết quả học tập môn KHTN lớp 7.
A. Hoạt động khởi động
- Các nội dung cần có trong bản kế hoạch là gì?
- Có những hình thức nào trình bày bản kế hoạch?
Lời giải
Câu 1: Các nội dung cần có trong một bản kế hoạch là:
- Mục tiêu kế hoạch
- Nội dung công việc
- Biện pháp thực hiện
- Tiến trình thực hiện
- Sản phẩm thu được từ kế hoạch đặt ra
- Đánh giá công việc
Câu 2: Những hình thức để trình bày kế hoạch là:
Có thể trình bày kế hoạch theo 1 văn bản, lập bảng, liệt kê, vẽ sơ đồ...( khuyên nên lập bảng dễ nhìn, dễ theo dõi công việc cũng như đánh giá)
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Dụng cụ dễ vỡ dễ cháy và những hóa chất độc hại
Lời giải
- Dụng cụ dễ vỡ: ống nghiệm, kính lúp, kính hiển vi, các đồ thủy tinh..
- Dụng cụ dễ cháy nổ: đèn cồn
- Những hóa chất độc hại: axit HCL, H2SO4, thủy ngân,..
3. Nêu các quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm KHTN?
Các quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm KHTN là:
- Không tiến hành các thí nghiệm khi không có giáo viên
- Không tùy tiện thực hành các thí nghiệm, thực hành đúng các yêu cầu của giáo viên
- Không ngửi,nếm các hóa chất
- Không nô đùa, trêu nhau trong phòng thí nghiệm
- Rửa tay trước và sau khi thực hành thí nghiệm
- Vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ sau khi thí nghiệm xong
- Nắm rõ vị trí, quy trình vận hành của các thiết bị an toàn bao gồm: bình chữa cháy, cầu dao, lối thoát hiểm.
- Nếu bị hóa chất bắn vào mắt, lên da thì ngay lập tức đến chỗ rửa mắt khẩn cấp và hô to để gọi người hỗ trợ.
III. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập
1. Đo nhịp tim
Đo nhịp tim trong 1 phút ở các điều kiện khác nhau
Điều kiện | Nhịp tim trong 1 phút |
Lúc ngồi nghỉ ( giữ im lặng ) | |
Lúc đứng (giữ im lặng) | |
Hoạt động nhẹ | |
Hoạt động mạnh |
a, Nhịp tim thay đổi như thế nào khi chuyển tư thế ngồi sang tư thế đứng? Giải thích câu trả lười đó.
b, Nhịp tim thay đổi như thế nào khi các em từ hoạt động nhẹ ( chạy chậm tại chỗ) sang hoạt động mạnh (chạy nhanh tại chỗ)? Giải thích sự thay đổi nhập tim này.
c, So sánh số liệu trong bảng 1.2 ở nhóm em với các nhóm khác, nếu có khác nhau thì đưa ra giả thuyết để giải thích. Có cách nào kiểm tra được giả thuyết đó không?
a, Khi di chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng thì nhịp tim thay đỏi như sau:
Tim sẽ đập nhanh hơn. Vì lúc đứng phải hoạt động cơ thể, nhưng lúc ngồi sẽ hoạt động ít hơn, các tế bào trong cơ thể hoạt động ít hơn.
b, Nhịp tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Vì đây là hoạt động mạnh, nhu cầu Oxi tăng lên , tim cần truyền đi máu và nhiều năng lượng để cơ thể hoạt động nên sẽ đập nhanh hơn.
c, giả thuyết do sai số, hoặc do bạn đếm nhầm nhịp tim. Kiểm tra lại bằng máy khác.
2. Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng
Làm thế nào có thể biết được tổng khối lượng các chất trước phản ứng hóa học và tổng khối lượng của các chất sau phản ứng hóa học có thay đỏi hay không?
a, Nhận xét về tổng khối lượng của cốc đựng khối lượng dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh/ viên kẽm sau thí nghiệm so với tổng khối lượng các mảnh/ viên kẽm và khối lượng cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat trước thí nghiệm.
b, so sánh các số liệu thí nghiệm thu được của nhóm em với số liệu các nhóm khác (giống nhau, khác nhau). Giải thích.
a, Sau khi phản ứng hóa hoạc kết thúc ta đem cân lại dung dịch thấy rằng khối lượng trước phản ứng bằng khối lượng sau phản ứng.
b, Giải thích: do sai số trong quá trình thí nghiệm, do sự bốc hơi nước
Bảng 1.3 Tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng
Khối lượng các mảnh/ viên kẽm trước phản ứng (g) | |
Khối lượng cốc dựng dung dịch CuSO4 trước phản ứng (g) | |
Hiện tượng quan sát được khi cho các mảnh/ viên kẽm vào dung dịch CuSO4 | |
Tổng khối lượng cốc đựng dung dịch CuSO4 và khối lượng các mảnh/ viên kẽm sau thí nghiệm (g) |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Khi em đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim của em. Thực tế bác sĩ đã nghe được những gì?
Giải Khoa học tự nhiên 7 bài 1 sách VNEN trang 3. Các bài tập có trong bài học được giáo viên KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác, rõ ràng theo khung chương trình SGK môn KHTN lớp 7 nhằm hỗ trợ học sinh hoàn thiện lời giải cho các câu hỏi, bài tập và đạt kết quả cao môn KHTN 7.
Xem thêm bài viết khác
- Khoa học tự nhiên 7 bài 25 - Máu
- Khoa học tự nhiên 7 bài 3: Công thức hóa học, hóa trị
- Tiến hành các thí nghiệm như sau: Đặt vào 2 đĩa cân đang ở trạng thái cân bằng các bình khí Oxi và khí Cacbonic như hình 6.1
- Tìm hiểu ức chế phản xạ có điều kiện
- 1. Quan sát hình 29.1 và sử dụng các từ, cụm từ: xếp hàng, chơi game, uống rượu, đi chơi, liếc bài, đánh cờ, hoạt động thể chất, xung phong, chú thích vào các hình sau
- Trong các quá trình sau đây quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học? Giải thích
- Trên màn ảnh thu được ánh sáng màu gì, nếu chiếu vào khe hẹp S: ánh sáng trắng, ánh sáng phát ra từ đèn laze, ánh sáng màu hồng.
- 2. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- C. Hoạt động luyện tập
- 2. Trả lời câu hỏi: Hãy nêu chức năng của hệ tuần hoàn. Để thực hiện chức năng ấy thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
- Viết báo cáo về một số bệnh thường gặp ở các cơ quan bài tiết nước tiểu
- 4. Khi bị ngã trầy xước, ta thấy có một ít nước không màu chảy ra từ chỗ trầy xước đó. Vậy nước ấy là gì?