Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn học nước ngoài đã được học trong chương trình.
5. Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn học nước ngoài đã được học trong chương trình.
Bài làm:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả O’ Henri và văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
- O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,...
- Các tác phẩm của ông thường rất cảm động, nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ.
- Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” trong SGK là một đoạn trích thuộc phần một của truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn này được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.
Thân bài:
- Tóm tắt văn bản: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vìsáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
- "Chiếc lá cuối cùng" là một bài ca đẹp đẽ và cảm động về tình người trong cuộc sống:
+ Tình bạn trong sáng, trung trinh của Xiu và Giôn - xi.
+ Đặc biệt là tìn yêu thương, sự hi sinh cao cả của cụ Bơ - men khi vẽ nên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" để cứu Giôn - xi.
- Hình ảnh "chiếc lá" cuối cùng là một hình tượng đẹp mang nhiều ý nghĩa:
+ Chiếc lá thường xuân vẽ trên tường vào một đêm mưa tuyết khủng khiếp là kiệt tác để đời của cụ Bơ-men.
+ Chiếc lá ấy à phép màu để thắp nên hi vọng và sự sống cho Giôn - xi.
+ Chiếc lá được vẽ trong một đêm lạnh buốt khủng khiếp dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn. Nó chính là biểu tượng cho tình yêu thương, sựu hi sinh cao cả và đẹp đẽ của con người.
- Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" được xây dựng bởi nhiều nghệ thuật đặc sắc:
+ Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật.
+ Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề.
Kết bài: Nêu đánh giá khái quát và cảm nghĩ về tác phẩm.
Xem thêm bài viết khác
- Cho những thông tin sau: Trong giờ thực hành môn hóa học, ...
- Ngày nay, những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp thể hiện trong văn bản Bàn luận về phép học còn phù hợp không? Vì sao?
- Soạn văn 8 VNEN bài 25: Thuế máu
- Soạn văn 8 VNEN bài 20: Ngắm trăng – Đi đường
- Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán được không? Vì sao?
- Tìm những từ ngữ xưng hô riêng ở địa phương nơi em sinh sống
- Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I?
- Tìm hiểu về văn bản tường trình
- Lựa chọn và sắp xếp lại các luận điểm sau sao cho phù hợp với đề bài: “Hãy viết bài văn khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn”.
- Tạo lập một đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) có khoảng 4 – 5 hành động nói. Xác định mục đích nói của mỗi hành động nói.