Đọc những vế câu/ câu trong bảng dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

  • 1 Đánh giá

4. Đọc những vế câu/ câu trong bảng dưới đây và thực hiện các yêu cầu

STT

A

B

1

Ta thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, sỉ mắng triều đình và bắt nạt tể phụ.

Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình; đem tấm thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

2

Ta lo lắng đau xót và căm tức vì chưa tiêu diệt được quân thù.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uổng máu quân thù.

3

Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt.

Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

4

Chẳng những thái ấp của ta vững bền

Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền.

a) Chỉ ra sự khác biệt về từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt giữa mỗi vế câu/ câu trong hai cột A, B.

b) Theo em những vế câu/ câu ở cột nào hay hơn? Vì sao?

c) Để viết được những câu văn nghị luận giàu tính biểu cảm, người viết cần phải làm gì?

Bài làm:

a) Các từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt của vế câu trong cột B giàu sức biểu cảm, khơi gợi cảm xúc hơn so với cách diễn đạt ở cột A.

b) Những câu ở cột (B) hay hơn ở cột (A) vì có yếu tố biểu cảm, những yếu tố này có khả năng gây được hứng thú, cảm xúc đẹp, mạnh mẽ cho người đọc, người nghe.

c) Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc, phải có tình cảm chân thành, xuất phát từ những rung động mãnh liệt đối với vấn đề mà mình đề cập. Đồng thời phải biết diễn tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Những tình cảm, cảm xúc đó lại phải chân thực, xuất phát từ những rung cảm thực sự của người viết.

Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu... phù hợp, qua đó gợi được sự hứng thú, hấp dẫn nơi bạn đọc.

  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021