Nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thể kỉ XV – XVII?
15 lượt xem
Câu 1: Nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thể kỉ XV – XVII?
Bài làm:
* Về kinh tế:
- Sau cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa mang về Châu Âu. Nhờ thế những người này giàu lên nhanh chóng.
- Họ còn buôn bán nô lệ từ châu Phi sang các đồn điền Châu Âu, châu Mĩ. Trong nước, quý tộc phong kiến, tư sản dùng bạo lực để cướp ruộng đất dẫn đến nông nô không có ruộng, phải làm thuê trong xí nghiệp của tư bản.
- Có vốn, có công nhân làm thuê nên tư bản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất lớn, công trường thủ công, các công ty thương mại, những đồn điền,…nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Ngân hàng được thành lập.
* Về xã hội:
- Các chủ xường, đồn điền và những người giàu có trở thành giai cấp tư sản.
- Đông đảo công nhân làm thuê trở thành giai cấp vô sản
=> Hình thành hai giai cấp mới là : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Xem thêm bài viết khác
- Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?
- Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của ba nước Anh, Pháp, Đức.
- Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ?
- Vì sao Giôn Rit đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”?
- Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.
- Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
- Dựa vào đâu hội nghị Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trường này?
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?
- Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 -1929.
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã làm được những việc gì?
- Thực dân đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
- Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)