Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ.
b) Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ.
Bài làm:
Bài thơ mượn việc miêu tả cảnh núi non, kể chuyện đi đường núi nhưng thực ra bài thơ có dụng ý nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng. Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Bài thơ có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó trùng điệp của việc đi đường núi nhưng khi lên tới đỉnh cao thì thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt. Nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là con đường đầy chông gai, gian khổ và thử thách, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công. Và đường đời cũng vậy. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.
Xem thêm bài viết khác
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
- Soạn văn 8 VNEN bài 29: Chương trình địa phương
- Chỉ ra những sự việc, chi tiết bộc lộ tính cách của các nhân vật trong từng cảnh
- Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?
- Luận điểm là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.
- Đọc các bài thơ, khổ thơ sau và chỉ ra cách gieo vần, cách ngắt nhịp, mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kế nhau:
- Xác định mục đích nói của những câu sau:
- Ví dụ 2: Đến lượt bố tôi ngây người ra ...
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Hoạt động khởi động
- Các câu sau đây có phù hợp với văn bản hành chính không? Vì sao?
- Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.