Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam – pu – chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A – cha Xoa và Pu – côm – bô?
Câu 3: Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam – pu – chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A – cha Xoa và Pu – côm – bô?
Bài làm:
- Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam – pu – chia đã đoàn kết chiến đấu trong các cuộc khởi nghĩa của A – cha Xoa và Pu – côm – bô. Điều đó được thể hiện:
- Trong cuộc khởi nghĩa của A – cha – xoa (1863 – 1866):
Ban đầu, A –cha-xoa tham gia phong trào của Si-vô-tha. Do phong trào này bị đàn áp, ông và nhiều nghĩa quân phải lánh sang Việt Nam-ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Nhân dân Việt Nam sẵn sang giúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.Từ vùng núi Thất Sơn, A –cha-xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm-Pênh. Hoạt động của nghĩa quân trong các năm 1864 -1865 càng mạnh mẽ. Biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa. Ngày 19-3-1866, do bị thương mạnh, A-cha Xoa bị Pháp bắt.
- Trong cuộc khởi nghĩa của Pu – côm – bô (1866 – 1867):
Pu-côm-bô là nhà sư có uy tín trong nhân dân, từng lánh nạn ở Nam Lào trong 17 năm. Năm 1866, ông phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.
Xem thêm bài viết khác
- Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương?
- Dựa vào lược đồ hình 13 hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX?
- Trình bày những hiểu biết của em về chủ nghĩa xã hội không tưởng?
- Giải bài 23 lịch sử 11: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
- Qua các nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, hãy nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới?
- Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
- Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào?
- Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 – 1939)?
- Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất?